Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Màu thơ trong mắt trăng



















Vời vợi trăng lên mầm giao hưởng,
Thơ tôi vang vọng tiếng thơ Người
Lúa chín vàng phất phơ chờ mùa gặt,
Trăng thắm nhụy đời, ngọt lịm mật Phúc Âm.

Thơ tôi viết tặng Người yêu mến,
Là   để   tri   ân   cả   tấm   lòng
Người đầy ắp không gian thần hòa quyện,
Thánh Linh Người đẹp tựa ánh mắt trăng.

Người mềm mại, chan hòa tình nhân loại
Đến  với  tôi,  với  bạn,  với  đời
A-đam cũ đánh mất quyền sự sống,
Người dịu dàng nhặt lấy cánh hoa rơi.

Ánh trăng xưa, khu vườn xưa rủ bóng
Trái cấm tôi ăn, mắc nghẹn lâu rồi
Tôi với Người cùng nghe chim muông hót
Vuốt lại môi cho trái cấm rụng rời...

Vời vợi trăng lên, tình giao hưởng
Tôi với Người chung một hồn thơ
Mùa vui đến tràn đầy hương kỉ niệm,
Chờ  đợi  ngày  tái  hiện  một  giấc  mơ. 



JB. Sĩ Trọng

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Bài ca Hy vọng




















Đi trong nắng gió cuộc đời,
Mới nghe thấy được Lời Người ta yêu
Người yêu đánh thức rừng chiều,
Ngàn cây trút lá mang nhiều nỗi đau
Mong chờ những giọt mưa ngâu,
Thời gian đỏng đảnh bắt cầu qua sông
Cây xanh kết nụ ươm mầm,
Mùa Xuân lại đến thanh tân dịu dàng
Qua rồi những nỗi lầm than,
Người yêu tôi đến nhẹ nhàng đỡ nâng .


JB.Sĩ Trọng.

“Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta…đầy ân sủng và sự thật”
( Jn 1, 14 )

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Chùm thơ 18

MÙA LÁ RỤNG

Đây mùa lá rụng của rừng cây,
Bạc  trắng  đồi  cao  phủ  lá  dày
Thân ngã trơ cành như đứng đợi,
Lững lờ thấp thoáng bóng chim bay.


















PHỐ NÚI(*)

Tôi về thăm phố núi đầy sương,
Cái  lạnh  se  se  chốn  miệt  vườn
Thăm thẳm đồi chè mườn mượt lá,
Lưng  gùi  áo  mẹ  nắng  còn  vương .

(*) Thị xã Bảo Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng.


MẮT BIẾC

Đẹp biếc cây cành xanh biếc xanh,
Em cười, sương đọng giọt long lanh
Gió  khua   hoa   dại   lùa   tóc   rối,
Mắt   biếc   em   nhìn   lây   mắt   anh .


JB.Sĩ Trọng


Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Kỷ niệm dưới một ngôi trường

( Tặng các học sinh Văn Hiến đã ra trường
  cách đây hơn 10 năm )

Các em còn nghĩ gì không ?
Những bài toán khó, những vần thơ hay
Những dòng lưu bút chuyền tay,
Trao yêu và nhớ tháng ngày học sinh
Ngôi trường tuy nhỏ mà xinh,
Hai hàng phượng vỹ rung rinh nắng vàng
Thương sao dưới gốc cây bàng,
Các em thường đứng xếp hàng bên nhau
Mái tôn, ngói đỏ bạc màu
Hành lang lớp cũ, mấy câu chuyện trò
Bảng đen, phấn trắng, thầy cô…
Các em nhắc mãi bao giờ mới thôi ?
                         *
                     *      *
Ngôi trường lớp học này ơi,
Thầy thương thương lắm khoảng trời bình yên
Mai xa Thầy nhớ các em,
Nhớ từng khuôn mặt thân quen, nụ cười
Nhớ khi Thầy gọi trả lời,
Có em ấp úng vì bài lở quên
Nhớ đôi má lúm đồng tiền,
Kiểm tra một tiết mắt hiền như nai
Nhớ khi mầu nắng nhạt phai,
Bên hông cửa lớp có ai đứng nhìn
Nhớ hoài những nét hồn nhiên,
Khi mùa thi tới, nhớ em xa Thầy !

Bài thơ Thầy viết hôm nay,
Cho em nhớ mãi tháng ngày mộng mơ
Bảng đen, phấn trắng, thầy cô…
Các em nhắc đến bao giờ mới thôi ?

JB.Sĩ Trọng.


Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

CÁC NHÀ BÁC HỌC VÀ THIÊN CHÚA


- Louis Pasteur : “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời.. Thật là mỉa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết, hoặc chết là trở về với hư vô ... Một chút khoa học sẽ gạt bỏ Chúa, giàu khoa học sẽ quay về với Chúa” . 

- Albert Einstein: “Sự gian ác là do vắng bóng Thiên Chúa trong linh hồn ... khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt....Tôi chưa hề gặp điều gì trong Khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo.”
- James Simpson : “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu .”
- Andre Marie Ampere “Con người chỉ vĩ đại khi quỳ xuống cầu nguyện với Thiên Chúa .”
- Blaise Pascal :"Giả như Thượng Đế không có, ta chẳng mất gì cả, nếu đã tin vào Ngài. Nhưng nếu có Ngài, ta sẽ mất tất cả, nếu ta không tin"
- Victor Hugo nói: “Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare; còn Kinh Thánh làm nên nước Anh”.
- Isaac Newton : "Cái huy hoàng của thái dương hệ, các hành tinh, sao chổi, chỉ có được là do sự điều hành của Một Đấng Thông Minh, Toàn Năng ...Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính ....Thánh Kinh có nhiều biểu hiện chăc chắn về tính có thực hơn bât cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó ...Trong đời mình tôi nhận biết được hai sự thật: thứ nhất - tôi là kẻ đại tội nhân, và thứ hai - Jêsus Christ vĩ đại vô lượng là Đấng Cứu Chuộc tôi ...Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai, khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu…”.
- Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin ."
- Bourgeois: "Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt. Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng to hơn ."
- Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuât hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia, nó kỳ dị như hòn đá, tự bò lên sườn núi ."
- Alessadro Volta : "Niềm tin như điện, bạn không thể thấy nó, nhưng có thể thấy ánh sáng ."
- Moreux : "Tôi liên lạc với cac vị giám đôc thuộc hầu hêt mọi đài thiên văn trên thế giới, tât cả đều tin có Thiên Chúa ."
- Charles Nicolle :“May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm. Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm; đó là dấu ấn của Thiên Chúa .”
- Thomas Alva Edison : "Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tât cả kỷ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa ."
- Chevreul : “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”
- Diderot : “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần .”
- LaBruyère: “Tôi muốn thấy một người trong sạch và tiêt độ tuyên bố rằng không có Thượng đế, nhưng không thấy ai cả .”
- Wernher Von Braun : "Sự bao la huy hoàng của vũ trụ đã làm cho đức tin vào Đấng Tạo Hóa của tôi được tăng thêm. Khoa học và đạo không thể mâu thuẫn nhau, nhưng là chị em ruột thịt, vì khoa học tìm thấy sự huy hoàng của vạn vật, mà đạo thì tìm thấy Đấng Tạo Hóa quyền năng đã dựng nên vạn vật tốt đẹp lạ lùng”
- Bacon: “Kiến thức nông cạn đưa người ta xa tôn giáo, ngược lại kiến thức sâu sa đưa người ta lại gần tôn giáo .”
- Francois Coppée: “Làm sao từ nay tôi không tin có phep lạ, sau khi đã được phép lạ do sách Phúc Âm làm nơi tôi? Linh hồn tôi trước kia mù tịt trước ánh sáng đức tin, bây giờ đã thấy ánh sáng này với tât cả vẻ huy hoàng của nó. Linh hồn tôi trước kia điếc đặc trước Lời Chúa, nay đã nghe rõ ràng và vui sướng cảm phục. Linh hồn tôi trước kia tê liệt vì không tìm hiểu tôn giáo, lúc này đã nóng nảy hăng hái bay lên trời. Qủy dơ bẩn mà linh hồn tôi bị ám ảnh, nay đã bị đuổi đi .”
- T. Termier: "Cứ chung mà nói, mọi khoa học đều dọn trí khôn ta nhận biêt Thiên Chúa hiện hữu...khoa học dẫn đến Thiên Chúa; và cũng chính vì thế mà người ta có thể nói, vũ trụ vật lý là bí tích của Thiên Chúa ."
- A. Eynieu : trong số 432 nhà bac học thuộc thế kỷ 19; 34 vị không biêt lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% cac nhà bac học tin có Thiên Chúa.
- Bossuet : “Những chân lý đời đời không thay đổi [của luân lý] buộc ta phải tin rằng có một Đấng Tạo Hóa”.
- Victor Gess : “Một nhà khoa học chân chính có thể tin vào Đức Chúa Trời được không? Tôi nghĩ là có ... Tôi phải thừa nhận rằng qua suốt bấy nhiêu năm nghiên cứu khoa học của mình trong lĩnh vực vật lý và địa chất tôi chưa bao giờ nhận thấy những kết quả nghiên cứu khoa học có điều gì trái nghịch với đức tin vào Đức Chúa Trời - Đấng Tạo Hóa.”
- Charles Dickens : “Kinh Thánh Tân Ước chính là quyển sách tốt nhất đã từng và sẽ được biết đến trên thế giới”.
- Platon : “Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Đức Chúa Trời trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ”.
- Chateaubriand : “Tiêu hủy sự tin kính theo Phúc âm, thì mọi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều lý hình”.





Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

NHỮNG VẾT ĐINH

Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ”.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.

Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào”.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:
“Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Lục bát Đà Lạt














Yêu em - Thành phố ngàn hoa,
Đón trăng về dưới phố nhà đẹp xinh
Ánh đèn, ánh nến lung linh
Ánh trăng lồng lộng duyên tình cỏ cây
Thông reo vi vút suốt ngày,
Hòa cùng tiếng thác bủa vây núi rừng
Đèo cao dốc đứng chập chùng,
Đồi nương, thung lũng rưng rưng nắng chiều
Yêu em - Tình đẹp như thêu,
Trang thơ kỉ niệm gởi nhiều luyến thương ...

JB.Sĩ Trọng.


Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

NGHỈ NGƠI VÀ SUY NIỆM

Loài người ngày nay nếu không biết dành chút ít thời gian để suy niệm thì khó mà sống hạnh phúc hơn được. Trong Cựu Ước đã có một vị tiên tri cho rằng: “Hòa bình, hòa bình, thế mà vẫn không có hòa bình. Và cũng chẳng có ai nhận ra sự thể đó cả”. Còn trong Tân Ước thì Chúa Giêsu cũng đã rút khỏi đám đông, vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Martha quá bận rộn về nhiều việc nên đã được Chúa bảo cho hay rằng chỉ có một điều cần mà thôi. Để nuôi dưỡng đời sống đức tin và có được an bình trong tâm hồn, người ta phải biết định kỳ tách mình khỏi các lo lắng trần tục.
Có nhiều loại mệt mỏi: Mệt nhọc thể xác, để phục hồi sức lực có thể ta chỉ cần ngồi nghỉ dưới bóng cây, hoặc nằm dài ra nghỉ; sự kiệt quệ trí óc đòi hỏi phải ngơi nghỉ mới có thể tiếp tục nảy sinh các suy tư khác được. Nhưng gian nan nhất vẫn là sự mòn mỏi tâm hồn mà chỉ có cách hiệp thông với Thiên Chúa mới cứu chữa được.
Im lặng giúp ta ăn nói, nghỉ ngơi giúp ta suy tư. Một nhân chứng đương thời với A. Lincoln kể lại rằng ông ta có sống với Lincoln trong ba tuần lễ ngay sau khi trận đánh Bull Run kết thúc: “Đêm ấy tôi không ngủ được. Tôi bèn thử dợt lại những gì phải nói trước công chúng sáng hôm sau đó. Đã quá nửa đêm, đúng ra là hừng đông. Và tôi nghe thấy có tiếng thầm thì trong phòng Tổng thống ngủ. Cửa phòng hé mở, theo bản năng, tôi bước lại gần và thấy Tổng thống quỳ bên một cuốn Kinh Thánh đang mở. Ánh sáng trong phòng chỉ vừa đủ. Ngài quay lưng về phía tôi. Tôi đứng lặng một lúc, quá đỗi bàng hoàng và kinh ngạc. Rồi tôi nghe Tổng thống buồn bã kêu lên: ‘Lạy Chúa! Chúa đã nghe lời cầu khẩn của Salomon trong đêm khuya: xin cho được ơn khôn ngoan. Xin Chúa nhậm lời con đây, con không thể dẫn dắt dân tộc này nếu Chúa không ra tay giúp đỡ con. Con là kẻ nghèo hèn và tội lỗi. Lạy Chúa, Chúa đã nhậm lời cầu xin của Salomon, xin hãy nghe lời con nài van mà cứu lấy đất nước này!”
Nay ta tự hỏi liệu không biết có bao nhiêu quan chức thời nay biết kêu xin Thiên Chúa giúp đỡ họ chu toàn gánh nặng trên vai họ. Khi Liên hiệp quốc lần đầu tiên nhóm họp ở San Francisco, vì sợ làm phật ý các kẻ vô thần, người ta đã quyết định dành một phút im lặng thay vì lên tiếng cầu nguyện xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn mọi dân nước. Khi thấy Phêrô không lưới được cá, Chúa Giêsu bèn bảo ông “Hãy buông lưới sâu hơn”. Chính khi bị thất bại, linh hồn càng phải rút ra xa bờ hơn.
Đấng Cứu Thế hứa ban cho ta “sự nghỉ ngơi tâm hồn” khi ta rút lui. Nghỉ ngơi là một ơn Chúa ban chứ không phải tự ta tìm mà có hoặc là sự trả công khi đã chu toàn công việc. Ham muốn, ganh tỵ, giàu sang và hà tiện đã khiến con người suy nghĩ theo kiểu phàm tục. Sự nghỉ ngơi thực sự là việc kiểm soát được mọi đam mê, khống chế được các khát vọng. Đó chính là niềm vui thích của một lương tâm yên ổn. Và ta cũng đạt được sự nghỉ ngơi chỉ khi nào hiểu rõ được cuộc đời này. Đa số các khuấy động ngày nay xảy ra là do người ta không hiểu tại sao họ có mặt trên đời này, và họ sẽ đi về đâu và họ chẳng thèm phí thời giờ để giải đáp các vấn nạn đó. Nếu không giải đáp được điều đó thì chẳng giải quyết được điều chi cả. Kéo dài kiếp sống mà chẳng hiểu tại sao mình sống hẳn là điều hết sức vô nghĩa.
Động lực hướng ngoại phải đi kèm với sự nghỉ ngơi bên trong, nếu không năng lượng sẽ nổ tung và gây ra hành động thiếu khôn ngoan. Kẻ nào biết dựa vào Thiên Chúa, kẻ ấy sẽ phục hồi sức mạnh: cả sức mạnh tinh thần và thể xác. Một linh hồn mòn mỏi thường dễ kéo theo thân xác mệt mỏi. Ngược lại một thể xác mệt mỏi lại ít khi làm cho linh hồn mòn mỏi hơn. Sự nghỉ ngơi theo quan điểm Kitô giáo không phải là ngưng làm việc cho bằng việc giải thoát khỏi những lo lắng do tội lỗi và ham hố đem lại. Hàng ngàn bệnh nhân loạn thần kinh cần được phục hồi lại cuộc sống hài hòa bằng cách đem lại cho họ sức sống tâm linh nhờ vào cầu nguyện, tĩnh tâm và chiêm niệm. Cuộc đời có thể ví như âm nhạc, phải có những tiết tấu thinh lặng xen lẫn tiết tấu âm thanh.
Sự nghỉ ngơi do rút lui vào thinh lặng và sự suy niệm đem lại không chỉ đơn thuần là ngưng làm việc, mà là nghỉ ngơi ngay trong công việc. An bình của Đức Kitô không phải là một kiểu an bình thách thức, cứ đưa đầu ra đón chờ bão tố. Nó là hòa bình để chiến đấu và là niềm vui cho lương tâm của những ai biết lắng nghe tiếng lương tâm. Thế gian không thể ban tặng nó, cũng không thể tước đoạt nó đi. Nó thống lãnh tâm hồn con người và đó là một thái độ bên trong. Lưu tâm tới đời sống tâm linh thì phải biết nghỉ ngơi vậy.

Đức GM Fulton Sheen.

Hồ Tuyền Lâm


















Tuyền Lâm, thung lũng, cảnh nên thơ
Vẻ đẹp quanh năm sương khói mờ
Núi  biếc,  chim  trời  bay  lơ  lửng
Hồ  xanh  phẳng  lặng,  cõi  huyền  mơ .


JB.Sĩ Trọng.

Trích dẫn


Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Thương yêu một đời





















Lạy Chúa Trời, xin Ngài ngự đến!
Mãi bên Ngài khúc hát quyện tơ vương
Trong thẳm sâu con đắp xây tình mến,
Cõi lòng con khao khát được Ngài thương.

Tôi yêu Chúa trong lòng tôi vạn thuở,
Mà lòng tôi không tránh khỏi ngậm ngùi
Nhìn giọt máu Ngài rơi trên thập tự
Gọi  tên  Ngài  như  trẻ  nhỏ  vô  tư .

Một Bùi Giáng chưa hề mất tên tuổi,
Lay lất đời bên cạnh vũng đời chơi
Không giấu giếm, không đậy che mờ tối
Bởi sư ông sống thật một con người .

Cõi huyễn hoặc ai tìm nhặt lá,
Trôi về nguồn - cồn lũng(*) cạn vơi
Con thuyền trôi theo dòng nước lạ
Dòng  sông  trôi  đôi  ngã  bạt  đồi...

(*) Cồn lũng : nơi gặp gỡ của 3 nhánh sông tạo thành một ốc đảo.
Từ ngữ thi sĩ Bùi Giáng đã sử dụng trong thơ của mình :
“Mưa nguồn đổ xuống trang thơ,
Lá rơi cồn lũng bất ngờ chịu chơi .”


JB.Sĩ Trọng.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Đà Lạt tôi về















Đà Lạt tôi về dưới phố hoa,
Mùa đông giá lạnh, ánh trăng mờ
Mặt hồ Than Thở đang say ngủ,
Vọng tiếng thông buồn reo ngẩn ngơ.

Đà Lạt cho tôi niềm thương nhớ,
Một thời gắn bó gió cao nguyên
Đẹp quá mùa hoa anh đào nở,
Lòng tôi thêm trăm nỗi vấn vương.

Đà  Lạt  tôi  về  trong  kỷ  niệm,
Những ngày êm ả thả hồn nhiên
Ngựa xe vượt dốc miền lưu luyến
Lãng đãng trời mây trắng dịu hiền .

Tôi vẫn thích thành phố mộng mơ,
Tháng năm trăn trở : đợi, mong chờ
Bên  em – Đà Lạt,  nhiều  ấp  ủ
Đọng  lại  trong  lòng  bao  ý  thơ .

Tôi về giữa phố núi ngàn hoa,
Lữ quán rất quen giữa phố nhà
Mải miết đứng nhìn ai ai đó,
Với đôi  tà áo  lượn  thướt  tha.

Tôi chợt quá nao lòng Đà Lạt,
Khi ngắm em trong diện mạo này
Đồi Cù mất, sân golf rào chắn,
Những  đổi  thay  dâu   bể  dạn  dày...


JB.Sĩ Trọng


Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

MƯA RÀO VÀ MƯA BỤI

Người đệ tử vì không câu nệ, không chú ý đối với các tình tiết và các chi tiết nhỏ trong đối nhân xử thế, tự nhận thấy rằng những tình tiết nhỏ ấy không quan trọng, không liên can và đáng kể gì.
Một ngày, vị thiền sư hỏi đệ tử của mình: “Con có biết mưa rào và mưa bụi, loại mưa nào sẽ dễ dàng làm ướt quần áo của chúng ta không?”
“Đương nhiên là mưa rào rồi ạ!” Người đệ tử nhanh nhảu đáp.
“Nhưng mà trong cuộc sống, dễ dàng làm ướt quần áo người ta lại là mưa bụi chứ lại không phải mưa rào đâu.” Vị thiền sư nói.
“Mưa rào hạt mưa nặng hạt, còn mưa bụi phất phất nhẹ bay, sao có thể dễ dàng làm ướt quần áo được ạ?” Người đệ tử tỏ vẻ khó hiểu.
“Bởi vì một khi nếu trời đổ mưa to, mọi người sẽ nhanh chóng cảnh giác hơn, người mang theo dù sẽ liền mở dù lên che mưa, người không mang theo dù sẽ liền trú mưa dưới những mái hiên. Nhưng nếu chỉ là mưa bụi, mọi người sẽ khó có cảm giác thấy ướt ngay, hoặc là có cảm thấy thì cũng không can chi, cho rằng chỉ lất phất vài hạt mưa nhỏ không đủ làm ướt quần áo, thế là họ cứ tự để mình đi trong mưa như thế, bất tri bất giác – như thể không hề hay biết, không hề cảm nhận thấy kẽ hở, cứ để hạt mưa lâm li thấm ướt hết cả quần áo.”
Người đệ tử im lặng, đăm chiêu.
Vị thiền sư giảng: “Trong đối nhân xử thế, lời nói và cử chỉ của chúng ta ví như một cử chỉ của tay, một cái nhấc chân, một hành động biểu đạt tình cảm hay một câu nói…những điều này đều giống như hạt mưa bụi nhỏ bé kia, nhìn thì rất nhỏ, nhưng nếu không để tâm chú ý, không thận trọng cảnh giác sẽ trở thành sơ hở vô ý hay cố ý mà làm ướt ‘quần áo’ của người khác”, tổn thương và phương hại người khác, đồng thời cũng là nguyên do ‘ướt’ sang cuộc đời của chính mình, khiến cuộc đời của mình phải chịu tối mờ, nan khó và tổn thất.”

Người đệ tử cuối cùng đã thấu hiểu vì sao mưa bụi lại dễ dàng làm ướt được quần áo của mọi người, là bởi vì người ta đã buông lỏng cảnh giác đối với mưa bụi.

Chùm thơ 17


CHIỀU MƯA

Mưa chiều nặng hạt rớt ngoài sân,
Va đập mái tôn, tiếng gió gầm
Tàu lửa chạy ngang nghe rần rật,
Ngoài đường xe tải xịt khói đen .



ĐÊM KHÓ NGỦ

Một đêm nằm ngủ chẳng đắp mền,
Trời nóng khô hanh khó ngủ yên
Nghe tiếng quạt trần kêu lạch phạch,
Thằn lằn rượt đuổi chạy luân phiên .


NGUYỆN ƯỚC

Xin Chúa cho con được một người,
Đồng hành bên Chúa mãi không thôi
Đi   xa,   con   nhớ   nhà   da   diết
Có  Chúa   đời  con   mới  được  vui.


MỪNG SINH NHẬT

Sinh nhật mình được thế giới mừng vui,
Hằng loạt pháo hoa bắn lên trời
Duy có một điều thích hơn cả :
Là gần Sinh nhật Chúa Ngôi Hai.


JB.Sĩ Trọng.