Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Quan điểm CHÍNH TRỊ của ĐỨC GÍAO HOÀNG PHANXICÔ

GNsP (06.05.2015) – Trả lời câu hỏi của một thành viên trẻ của phong trào Đời sống Kitô hữu, Đức Phanxicô đã vinh danh những ai “xen” vào các việc làm chính trị dù “làm việc nhỏ hay việc lớn”. Theo ngài, ai sợ tội và không dám làm thì họ bị lầm. “Nếu anh chị em có bàn tay bẩn thì anh chị em xin Chúa tha tội và xin anh chị em tiến tới đàng trước!”, Đức Phanxicô đã nói như trên với 4 000 thành viên của phong trào đến gặp ngài.
“Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ, có thể sẽ làm anh chị em phạm tội, nhưng Chúa ở với anh chị em. Anh chị em xin Chúa thứ tội và tiến tới đàng trước.” Trong buổi gặp hàng ngàn giáo dân Ý trong phong trào Đời sống Kitô hữu, như thường lệ, Đức Phanxicô để qua một bên bài diễn văn soạn sẵn – “như tất cả các bài diễn văn, nó sẽ làm anh chị em chán” -, để trả lời bốn câu hỏi của những người hiện diện đặt ra.
Công việc mục vụ ở nhà tù, hy vọng, đào tạo linh mục… đó là những chủ đề được các thành viên của cộng đồng tông đồ theo tinh thần của thánh I-Nhã đặt ra cho Đức Phanxicô. Họ là những người rất dấn thân trong các sinh hoạt xã hội. Anh Gianni 30 tuổi, người miền Aquila, thủ đô của Abruzzes, vùng bị tàn phá do cuộc động đất năm 2009 mà việc xây dựng bị chậm trễ do nhiều lý do, trong đó có lý do tham nhũng. Anh Gianni dấn thân trong các công việc của “các hiệp hội và trong lãnh vực chính trị”, anh đặt một câu hỏi đơn giản: làm sao “duy trì quan hệ giữa đức tin vào Chúa Kitô và hành động cho một xã hội công chính và đoàn kết hơn?”
“Một người công giáo không thể bằng lòng đứng ở ban công nhìn”
Đứng trước câu hỏi lớn này, Đức Phanxicô đã có những chữ đơn giản để nói lên xác quyết của mình: “Làm chính trị là rất quan trọng, dù làm việc lớn hay làm việc nhỏ! Chúng ta có thể trở nên thánh khi làm chính trị.” Đương nhiên không có chuyện “lập đảng công giáo, đó không phải là con đường”, ngài cẩn thận đề phòng trước, trong một nước mang dấu ấn mạnh bởi những thăng trầm của nền dân chủ trong tinh thần Kitô.
Nhưng ngược lại, “xen vào việc chính trị” không những chỉ là một cách, một chọn lựa nhưng còn là một “bổn phận” của người công giáo. “Một người công giáo không thể bằng lòng đứng ở ban công nhìn”, nói với các thành viên của Hiệp hội Đời sống Kitô, ngài lặp lại lời nói ngài đã nói với các sinh viên của các trường đại học Rôma và nhất là trong buổi canh thức kết thúc Ngày Giới Trẻ ở Rio de Janeiro năm 2013…
Ở Ý hai năm nay, hàng ngày ngài gặp các nhà lãnh đạo chính trị ở trên khắp thế giới, gì thì gì, ngài không ngây thơ. Các chữ của ngài đủ để nói lên, ngài, người xem lãnh vực chính trị là một “hình thức tử đạo, tử đạo hàng ngày: người đi tìm để có lợi ích chung mà không bị tham nhũng cám dỗ, (…) qua những chuyện nhỏ, rất rất nhỏ, những chuyện dần dần”, dù phải “mang thánh giá của rất nhiều thất bại và bao nhiêu là tội.”
Những người công giáo “làm chính trị với bàn tay sạch và tốt”
Những tấm gương của Robert Schuman (1886-1963) mà án phong chân phước đang tiến hành, của Alcide De Gasperi (1881-1954), nhà sáng lập Dân chủ trong tinh thần Kitô ở Ý, người được xem như một trong các Tổ phụ của Âu Châu, cho thấy có những người công giáo “đã làm chính trị với bàn tay sạch và tốt” và như thế làm “lợi cho hòa bình giữa các quốc gia”.
Nói chuyện như một cha tuyên úy nói với người trẻ, Đức Phanxicô đưa ra câu hỏi và câu trả lời, ngài nêu lên các được thua trong việc dấn thân của Giáo hội vào lãnh vực chính trị. Để chống với nạn “thờ thần tài”, chống nạn “văn hóa của loại bỏ” giết “em bé chưa sinh, loại người già ra khỏi xã hội”, để thực hiện được sự thật của giáo huấn theo tinh thần Kitô, giáo dân không được ngần ngại khi dấn thân, dù “bàn tay và tâm hồn bị dơ đi một chút”, ngài giải thích rõ ràng như trên.
Đối với Đức Phanxicô, ai nói: “Dạ thưa cha, không, con không muốn làm chính trị vì con không muốn phạm tội”, người đó lầm: “Hãy tiến tới đàng trước. Hãy cầu xin Chúa giúp anh chị em tránh dịp phạm tội và nếu anh chị em có bàn tay dơ, xin Chúa tha thứ và hãy tiến tới đàng trước. Phải làm, anh chị em phải làm…”
 “Tất cả các giáo hoàng trước Đức Phanxicô đều muốn khôi phục lại danh dự cho chính trị”
Đối với linh mục Dòng Tên Alain Thomasset, chuyên gia trong giáo huấn xã hội của Giáo hội, sự mới mẻ của bài diễn văn này ở hình thức chứ không ở nội dung: “Kể từ Đức Piô XI, tất cả các giáo hoàng trước Đức Phanxicô đã thấy đây là một “nghề cao thượng’, họ muốn khôi phục lại danh dự cho chính trị.” Trước Đức Phanxicô, Đức Gioan-Phaolô II với Tông huấn Kitô hữu giáo dân (Christifideles laici) năm 1988, rồi Đức hồng y Ratzinger khi ngài đứng đầu Bộ Tín Lý và khi ngài là Giáo hoàng cũng đã đặt vấn đề về những nguy cơ liên hệ đến chính trị.
Linh mục Alain Thomasset ghi nhận, “có thể nên nhấn mạnh nhiều hơn trên sự kết hợp của đức tin – đấu tranh cho công chính là một cách sống đời sống đức tin và ngay cả đó là một đòi hỏi của đức tin – hơn là nhắc lại các nguyên tắc lớn. Giáo huấn không mới nhưng cách nói độc đáo. Đức Phanxicô không sợ để nói lên điều này: thà làm chính trị mà bị lầm còn hơn là không làm.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch


Phiêu bạt

Nhà thơ nhân lọai chẳng giàu sang,
Thích sống lang thang, sống bần hàn
Lay   lất   cuộc  đời,  thân   lưu  lạc
Nay chỗ này, mai chỗ khác: Gian nan !

Nhà thơ nhân lọai chẳng cần chi,
Chỉ   biết   phiêu   du  đến  mệt  lì
Bụi lấm chân trần không ngơi nghỉ,
Trèo  đèo,  vượt  thác,  vẫn :  Chân  đi !


JB.Sĩ Trọng.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Bài diễn văn của OBAMA tại CuBa

Quá tuyệt vời! Chắc chỉ còn Việt Nam! Canh gác cho hoà bình thế giới nữa thôi smile emoticon
"Kính thưa quý vị,
Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt...
Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuba đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này--bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân...
Hôm nay tôi đến đây để chôn những di-vật cuối cùng của cuộc Chiến-Tranh Lạnh. Tôi đến đây để bắt tay và kết bạn với người dân Cuba...
Nhưng chúng ta không thể, và không nên, bỏ qua những dị-biệt giữa hai thể-chế, hai nền kinh-tế và hai xã-hội. Cuba là một chế-độ độc-đảng, Hoa-Kỳ là một nền dân-chủ đa-nguyên. Mô-hình kinh-tế của Cuba là xã-hội chủ-nghĩa, của Hoa-Kỳ là thị-trường mở. Cuba nhấn mạnh vai trò và quyền-lực của nhà nước, Hoa-Kỳ được xây-dựng trên tư-quyền của cá-nhân...
Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba...
Chúng tôi thừa hiểu rằng mỗi dân-tộc phải tự vẽ ra con đường cho chính mình. Nhưng vì chúng ta vừa thoát ra khỏi cái bóng đè của lịch-sử nên tôi xin phép được thẳng-thắn chia sẻ với quý vị những suy nghĩ của mình, cũng như của nhân-dân Hoa-kỳ nói chung....
Thi-sĩ Jose Marti của Cuba từng viết: "Tự-Do là quyền được sống thật, được suy nghĩ và phát-ngôn mà không cần phải ra vẻ đạo-đức giả." Thế nên tôi cũng xin nói với các bạn những điều tôi hằng tin. Tôi không cần các bạn phải đồng-ý, nhưng các bạn cần biết tôi tin những gì.
Tôi tin rằng tất cả mọi người đều bình-đẳng trước pháp-luật. Tôi tin rằng nhân-phẩm của trẻ em phải được bảo-vệ bằng giáo-dục và y-tế, bằng cơm ăn áo mặc và nhà cửa tử-tế. Tôi tin rằng mọi công-dân đều có quyền phát-biểu ý-kiến mà không sợ bị bắt-bớ. Ai cũng có quyền lập-hội, quyền chỉ-trích nhà nước, và quyền phản-đối trong ôn-hoà. Tôi tin rằng pháp-luật không được phép bỏ tù người dân khi họ sử-dụng những quyền căn-bản này. Tất cả mọi người đều phải có quyền tự-do tín-ngưỡng. Và dĩ-nhiên tôi cũng tin rằng mọi cử-tri phải được quyền chọn người đại-diện chính-phủ cho mình qua những cuộc bầu-cử tự-do và dân-chủ.
Không phải ai cũng đồng-ý với tôi hay với người dân Mỹ về những điểm này. Nhưng tôi tin rằng các nhân-quyền nói trên áp-dụng cho tất cả mọi người. Nó đúng cho dân Mỹ, cho dân Cuba, và cho tất cả mọi dân-tộc khác trên thế-giới...
Vì vậy, đây là thông-điệp tôi muốn nhắn gửi đến nhà nước cũng như nhân-dân Cuba:
Những lý-tưởng cách-mạng--của Hoa-Kỳ, của Cuba, của bao cuộc nổi dậy khác trên thế-giới, tôi tin rằng chỉ thật sự có ý-nghĩa khi chúng được đặt trên nền-tảng dân-chủ. Tôi tin như vậy không phải vì nền dân-chủ của nước Mỹ là toàn-hảo, mà bởi vì nó KHÔNG toàn-hảo. Đất nước chúng tôi, cũng như bao quốc-gia khác, cần không-gian rộng lớn của dân-chủ để tự điều-chỉnh. Bất cứ người dân nào cũng có thể là nhân-tố cho sự thay đổi, đưa ra những ý-tưởng mới, sáng-lập những mô-hình xã-hội tốt đẹp hơn. Ngay lúc này và ngay trong nước Cuba, một sự tiến-hoá cũng đang ngầm xảy ra; một thế-hệ người dân Cuba mới đang thành-hình...
Có người nghĩ rằng tôi đến đây để kêu gọi người dân đập đổ một cái gì đó. Nhưng sự thật là tôi muốn kêu gọi thanh-niên Cuba hãy kéo nhau đứng lên để xây-dựng một cái gì đó.
Tôi hết sức cảm tạ tấm thịnh-tình của tổng-thống Castro. Tôi tin rằng việc tôi đứng đây hôm nay chứng-tỏ ông không có gì để phải lo sợ từ phía Hoa-kỳ.
Với lòng quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền và sự tự-trị của Cuba, ông cũng không cần sợ tiếng nói đa-chiều của dân-chúng hay lo-lắng khi họ được quyền phát-ngôn, tụ tập hoặc bầu chọn người lãnh-đạo...
Tôi cũng có nhiều kỳ-vọng cho tương-lai bởi vì giữa người Cuba với nhau đang xảy ra một cuộc hoà-hợp hoà-giải. Tôi biết nhiều người Cuba trên đảo vẫn cho rằng những kẻ bỏ xứ ra đi năm xưa vẫn còn ủng-hộ chế-độ cũ. Tôi nghĩ họ cứ tin là những người di-dân kia đã không nhìn thấy những tệ-nạn xã-hội thời tiền-cách-mạng và không chấp-nhận cuộc đấu-tranh để xây dựng một tương-lai mới.
Nhưng tôi có thể xác-định với quý vị rằng những người di-dân kia đang cưu-mang bao nhiêu ký-ức đau thương của những cuộc cách-ly đầy máu và nước mắt. Họ yêu Cuba, và một phần của họ luôn luôn xem nơi đây là chốn quê nhà. Chính vì vậy mà nỗi đau của họ rất sâu, và không ít người đã trở nên quá khích. Riêng đối với cộng-đồng người Cuba mà tôi được dịp gặp-gỡ và tiếp-xúc, đây không phải chỉ là một vấn-đề chính-trị mà còn là chuyện gia-đình. Họ nhớ đến căn nhà cũ, họ mơ được quay về nối lại mối thâm-tình bị đổ vỡ. Họ mong được gầy dựng một ngày mai sáng sủa hơn. Họ đặt niềm tin vào sự kết-hợp và hoà-giải dân-tộc....
Những người Cuba đầu tiên tôi được biết là những người di-dân đầy nhiệt-huyết và tài-năng ở Mỹ. Ngoài sự đau khổ tinh-thần của kẻ biệt-xứ họ còn phải chịu đựng biết bao điều khốn-khó ở một đất nước xa lạ. Họ đã phải làm việc cật-lực để mưu-sinh và để cho con cái mình có cơ-hội vươn lên trong xã-hội Mỹ. Bởi thế cho nên việc hoà-hợp hoà-giải giữa các thế-hệ con cháu của những người cách-mạng và con cháu những thế-hệ di-dân sẽ là nền tảng cho tương-lai của Cuba.
Lịch-sử giữa Hoa-Kỳ và Cuba có cách-mạng, chiến-tranh, đấu-tranh, hy-sinh, ân-oán, và bây giờ là hoà-giải. Đã đến lúc chúng ta bỏ quá khứ lại sau lưng. Đã đến lúc chúng ta cùng quay hướng nhìn về tương-lai. Đây chắc chắn không phải là việc dễ và sẽ có lúc chúng ta gặp phải chướng-ngại. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời-gian. Tuy nhiên, những ngày ở Cuba vừa qua cho phép tôi đặt niềm tin và hy-vọng vào nhân-dân Cuba. Chúng ta có thể đồng-hành như bạn, như láng giềng, và như người thân trong gia-đình.
Si se puede. Mucho gracias. Thank you."
(transl. by ianbui)
Nguồn: Internet

Nôi ru 1 (*)

( Tặng Trà My – Học trò của tôi )

Nôi đời ru ta ngủ,
Sao cứ trôi chòng chành
Còn em ru ta ngủ,
Mộng về  tràn  môi  xinh.

Để lại với thời gian,
Những trang thơ kỉ niệm
Cảm xúc mãi ngập tràn,
Trong Tình yêu Miên viễn.

Em như bao học trò,
Học cùng ta năm tháng
Gió  đời  ru  vi  vu,
Bên trang đời lãng mạn.

Hồn em ngây thơ quá,
Nên em chẳng hiểu gì
Thơ ta xây từng đóa,
Hoa lòng nở phương phi.

Em làm ta ngứa máu,
Viết thơ năm chữ vần
Tình  giúp  ta  ẩn  náu,
Bên Thánh đường chuông ngân.

Nôi em ru ta ngủ,
Nghe mùa thu dịu dàng
Còn đời ru ta ngủ,
Trên nắng vàng mênh mang,

(*)Trà My đang học thể loại thơ mỗi câu 5 chữ. Đây là bài thơ tôi viết theo yêu cầu của em, nhưng với cảm xúc riêng  mình.

JB.Sĩ Trọng.



Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Chúa và bạn



















- Bạn nói "không có thể."
Chúa đáp: "Tất cả mọi sự đều có thể." (Lc 18:27)
- Bạn nói "không có ai thương con."
Chúa đáp "Ta yêu thương con". (Ga 3:16, 13:34)
- Bạn nói "Con không thể tìm được câu trả lời."
Chúa đáp "Cha sẽ hướng dẫn con." (Proverbs 3:5-6)
- Bạn nói "Con thật vô dụng."
Chúa đáp "Mọi sự đều hữu dụng cho những ai yêu mến Ta." (Rm 8:28)
- Bạn nói "Con không thể quản lý mọi sự."
Chúa đáp "Cha sẽ cung cấp mọi điều con cần." (Phil 4:19)
- Bạn nói "Con luôn lo lắng và thất vọng."
Chúa đáp "Hãy dâng hết cho Ta." (I Peter 5:7)
- Bạn nói "Con không thông suốt đủ."
Chúa đáp "Cha ban cho con thần trí khôn ngoan." (I Cor. 1:30)
Tất cả những điều tiêu cực đến với ta, Chúa đều có một trả lời tích cực.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Bí quyết để giữ TÂM HỒN BÌNH YÊN

1.       Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và người tiêu cực.
2.       Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ.
3.       Đừng ganh tị với người khác.
4.       Hãy học kiên nhẫn hơn và quãng đại hơn với con người và sự việc.
5.       Đừng nhìn sự vật, sự việc dưới quan điểm cá nhân, phiến diện từ một phía.
6.       Đừng chìm đắm vào quá khứ mà bỏ quên hiện tại và làm ảnh hưởng đến tương lai.
7.       Học cách thả lỏng tinh thần, trong một ngày hãy dành cho mình ít nhất là 10 phút để nhìn lại,để thư giãn tinh thần giữa nguồn sống hối hả. Không ai có thể cho bạn sự bình yên ngoài chính bạn.



Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Độc thoại

Vào đời theo lối con đi,
Bấp bênh biết mấy những khi vắng Ngài
Chúa ơi, dầu có thân trai
Đôi bàn chân nhỏ bước dài sao đan !
Không Ngài con thấy bất an,
Có Ngài con được dịu dàng đỡ nâng
Lúc buồn ngồi ngắm ánh trăng,
Khi vui thổn thức lại gần bến mơ
Gặp Ngài qua  mấy câu thơ,
Thay lời tâm sự sẻ chia nỗi niềm
Một mình trong cõi lặng im,
Tình  Ngài  bao  phủ  con  tim  dại  khờ...

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Thượng Đế - tuổi 33



















Thượng Đế tuổi 33, ở giữa cuộc đời
Một chàng thanh niên hiền lành giản dị
Dáng dấp phong trần, không cần hoa mỹ
Mà  đến   nơi  đâu   ai  cũng   ngắm  nhìn.

Thượng Đế tuổi 33, Ngài đặt niềm tin
Nơi Cha nhân từ - Đấng sai Ngài đến
Rao giảng Lời yêu, ánh mắt trìu mến
Quần chúng nối nhau, đòan lũ theo Ngài.(1)

Thượng Đế  tuổi 33, Ngài thật đẹp trai
Gương mặt rạng ngời, hàm râu quai nón
Khi nắng hoàng hôn, chiều về quá muộn
Ngài  vẫn  chữa  lành  bao  kẻ  đến  xin.(2)

Thượng Đế tuổi 33, Ngài chẳng nghỉ yên
Cuộc  sống  cần  lao  rầy  đây  mai  đó
Con  cáo  có  hang,  chim  trời  có  tổ
Còn Ngài lang thang, không chỗ gối đầu.(3)

Thượng Đế tuổi 33, một đấng mày râu
Nhưng Ngài quá ư nhẹ nhàng khiêm tốn
Chen lẫn đám đông, dân tình hỗn độn(4)
Ngài vẫn khoan dung, tha thiết gọi mời.

Thượng Đế tuổi 33, Ngài ở trong tôi
Xin Ngài cho con tình Ngài bao phủ
Xin  Ngài  cho  con  trọn  đời  ấp  ủ,
Ơn nghĩa tình Cha không thể tách rời

Thượng Đế tuổi 33, Ngài ở khắp nơi
Cho  tuổi đời  con  mặc dầu  đã lớn
Và con cảm thấy mình còn bé mọn,
Mong được ẳm bồng như một trẻ thơ.

Thượng Đế tuổi 33, Ngài dệt ước mơ
Cho lòng những ai ngập tràn yêu mến
Cho  kẻ  bơ  vơ  đốt  thầm  ngọn  nến,
Sưởi  ấm  tâm  hồn  với  lửa   đức  tin.

Ôi chao! Thượng Đế cao vời vợi,
Con đây  tội lỗi  chẳng  dám  nhìn
Nhưng sao Ngài đến khiêm nhu thế ?
Mãi  mãi  muôn  đời  vẫn  ngợi  khen !

(1) ( x Mt 8,1 v 19,2 v 20,29 ; Lc 14,25 )
(2) ( x Mt 8,16 v 15,29-31 ; Lc 4,40 ; Mc 1,32-33 )
(3) ( x Mt 8,20 ; Lc 9,58 )
(4) ( x Lc 12,1 )

JB.Sĩ Trọng.


Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Cách làm mình khốn khổ

Một bài báo có tựa đề là "Cách làm cho mình khốn khổ" nội dung như sau:
"Muốn được khốn khổ, bạn nên làm các việc sau đây:
- Hãy nghĩ về chính mình, nói về chính mình, dùng chữ Tôi càng nhiều càng tốt.
- Luôn luôn nhìn thấy mình qua ý kiến của người khác.
- Lắng nghe cho rõ những gì người ta nói về mình.
- Luôn luôn mong người ta quí trọng mình.
- Luôn luôn nghi ngờ, ganh tị và ghen ghét.
- Hơi một chút là tự ái nổi lên ngay.
- Ai phê bình chỉ trích là ghét cay ghét đắng.
- Không tin ai cả.
- Bắt người khác phải đồng ý với quan điểm của mình về bất cứ vấn đề gì.
- Tức giận khi làm ơn cho ai mà người ấy không biết ơn.
- Không bao giờ quên việc tốt nào mình làm.
- Trốn tránh bổn phận nếu có thể được.
- Làm cho mình thì nhiều, làm cho người khác thật ít.
Bài báo không kết luận gì cả.
Trên đời chắc không ai cần phải được dạy cách tự làm khổ mình, vì con người sinh ra đã ích kỷ không cần ai dạy. Chính vì tính ích kỷ mà đời sống khổ sở. Ích kỷ đưa đến chỗ: tự ái, kiêu ngạo, ganh tị, ghen ghét...
Nhưng người ích kỷ thường không nhận ra rằng mình đang tự làm cho mình khổ.
Chúng ta sống là sống với nhau. Vì vậy chúng ta cần đến mọi người và mọi người cũng cần đến chúng ta.
Chúa Giêsu là gương mẫu cho mỗi chúng ta noi theo, chỉ vì Chúa không ích kỷ.

Giọt Nước Mắt Cuối Cùng
(118 Câu Chuyện Suy Tư Và Cầu Nguyện 
Ðôi Hàng Tâm Tư Cho Một Ðời Kitô Hữu)

Chùm thơ 20

MIỀN NAM VÀO HẠ

Mới đấy mà Xuân cũng đã sang,
Hạ về gay gắt nắng hoe vàng
Tháng ba thời tiết còn se lạnh,
Nhưng tiếng ve sầu đã râm ran .


ĐÀ NẴNG
( Biển An hải )

Tết vui khi được sống sum vầy,
Ngàn vạn bồ câu tung cánh bay
Biển xanh sóng vỗ dâng lời hát,
Bát ngát trời mây, đêm gọi ngày.















CÁM DỖ

Ra đời không khéo dễ rơi đà,

Cám dỗ đêm ngày rình rập ta
Ai  nói rằng ta đầy bản lĩnh,
Chắc gì xua đuổi được quỉ ma.



SÀI GÒN - BÊN EM
( Tặng Annhien )

Bình an và hồn nhiên em nhé !
Sài gòn một thuở đẹp tinh khôi 
Em về trong gió, tóc vờn nhẹ
Một góc công viên ghế đá ngồi.


JB.Sĩ Trọng.


Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

BIẾT RÕ CHÍNH MÌNH


Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là cả một đời mà không nhận thức được bản thân mình. Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân, có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới chung quanh. Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hỏi bản thân mình một câu rằng: “Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”
- Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.
- Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.
- Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại hoang đường cho rằng người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.
- Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ…… có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy? Điều mà người khác tôn sùng chẳng qua chỉ là những ước muốn trong tâm của họ, chứ không phải là chính bạn.
- Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời. Vậy nên nhìn rõ chính mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy!





CHAY LÒNG

1. Chay những lời nói xúc phạm, và truyền đạt những lời nói nhẹ nhàng dễ nghe.
2. Chay những thái độ khó chịu, và lấp đầy lòng bạn bằng tâm tình biết ơn.
3. Chay những hiềm khích, và lấp đầy bạn bằng sự tha thứ, dịu dàng và kiên nhẫn.
4. Chay thái độ bi quan, và lấp đầy bạn bằng niềm hy vọng và sự lạc quan.
5. Chay những băn khoăn lo lắng, và lấp đầy bạn bằng niềm tin tưởng vào Thiên Chúa trong khoảnh khắc hiện tại.
6. Chay những sở hữu, và lấp đầy bạn bằng những điều đơn giản của cuộc đời.
7. Chay những ý tưởng hời hợt, và lấp đầy bạn bằng những trực giác, những ngẫm suy và những lời cầu nguyện.
8. Chay những phê bình chỉ trích những người sống chung quanh bạn, và khám phá ra Thần Khí Chúa Ki-tô đang sống trong họ.
9. Chay tính ích kỷ, và lấp đầy bạn bằng lòng thương cảm đối với người khác.
10. Chay những hiềm thù, và lấp đầy bạn bằng một thái độ hoà giải.
11. Chay những lời nói, và lấp đầy bạn bằng sự thinh lặng và lắng nghe kẻ khác.


Nếu tất cả chúng ta áp dụng thứ ăn chay này, cuộc sống hằng ngày sẽ chan hoà bình an, tình yêu và tin tưởng !

             Một người cùng SN với tôi đã ra đi : Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng.

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Nhớ về kỷ niệm 1












         
  ( Tặng MK )

Hai bảy năm rồi vẫn dấu thơ,
Đồi Cù thuở  ấy đẹp như mơ
Áo em tỏa sáng trong sương lạnh,
Hiện nét thiên thần giữa hoang sơ.

‘’Tinh khôi hơi ấm buổi ban đầu,’’
Dạo  ấy,  hồn  anh  vẫn  nhớ  lâu
Chân bước bên nhau trên đồi cỏ,
Nắng hồng còn rượt đuổi theo sau.

Hai bảy năm rồi em biết không ?
Tuổi đời anh mãi vẫn thầm mong
Ước  ao  sao  được  như  xưa  ấy,
Kỉ  niệm  khơi  lên  tận  đáy  lòng .

JB.Sĩ Trọng.