Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Vọng khúc Đinh Tiên Hoàng

Đông Châu(*) tìm đến đất Hoa Lư,
Núi  đá  leo  cao  cũng  mệt  nhừ
Vẫn viết vần thơ thương Bộ Lĩnh
Mã Yên lưng ngựa, chốn ngàn cư.

Nghìn năm lăng mộ để ai lo ?
Sứ mệnh giang sơn, một cơ đồ
Lịch sử ghi danh người muôn thuở
Thân nằm, xương thịt hóa thành tro.

(*)Nhà thơ Đông Châu khi đến Cố đô Hoa Lư, phải trèo lên 256 bậc đá núi Mã Yên để thăm viếng lăng Hoàng Đế Đinh Bộ Lĩnh, ông cảm khái làm nên bài thơ trong đó có hai câu : "Non sông Cồ Việt nào đâu đó / Bảng lảng thành Hoa bóng ác chiều".

JB.Sĩ Trọng.

Quảng đại

Đức Chúa Giêsu ngồi dối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà góa nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng bạc Rôma. Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại mà nói: “ Thầy bảo thật anh em: “ Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của mình mà bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống.”
Đối với con mắt của người đời, tiền dâng cúng của bà góa chẳng có giá trị gì so với số tiền lớn của người giàu. Chúa Giêsu có một cách đáng giá khác với cách đánh giá của loài người. Giá trị không phải ở chỗ nhiều hay ít, nhưng là ở tấm lòng của người dâng cúng. Người giàu có dâng cúng của dư thừa, nhưng tâm hồn họ chỉ để phô trương công đức để cho người khác nhìn thấy và ca tụng họ là người hào phóng; còn với hai đồng kẽm của bà góa, thật chẳng đáng gì, nhưng Chúa lại khen là người dâng cúng nhiều hơn ai hết. Bà dâng cúng cả mạng sống mình, bà “rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống.” Điều đáng khen là ở nổ lực và tinh thần dâng cúng. Bà góa nghèo tiền bạc, nhưng lại giàu lòng quảng đại; bà ít tiền, nhưng giàu lòng tín thác vào Thiên Chúa. Bà ít tiền, nhưng bà sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì Chúa. Bà khiêm nhu, không tự mãn. 
Lòng quảng đại của bà góa dựa vào sự tín thác vào Thiên Chúa. Bà không nghĩ đến số phận của mình sẽ phải sống thế nào cho ngày mai. Lòng quảng đại và hy sinh của bà vượt thắng sự thu lợi ích kỷ cho riêng mình. Bà quảng đại và hy sinh quên mình.
Mẹ Têrêxa kể lại rằng: Một hôm mẹ đi xuống phố. Một người ăn mày đến gặp mẹ và nói: “ Thưa mẹ Têrêxa, mọi người đều cho mẹ tiền. Tôi cũng muốn cho mẹ. Hôm nay, suốt cả ngày, tôi chỉ có được ba mươi xu. Tôi muốn cho mẹ số tiền ấy.”
Mẹ Têrêxa suy nghĩ một lúc : “ Nếu tôi nhận ba mươi xu, thì tối nay anh ta phải nhịn ăn; còn nếu tôi không nhận, tôi sẽ làm tình cảm anh bị tổn thương; vì thế tôi nhận số tiền ấy. Tôi chưa bao giờ thấy được niềm vui như thế trên khuôn mặt của người ăn mày ấy.”
Mẹ Têrêxa nói tiếp: “ Đối với người đàn ông nghèo này, phải ngồi suốt cả ngày chỉ xin được ba mươi xu. Đẹp biết bao! Ba mươi xu chỉ là một món tiền nhỏ và có thể tôi chẳng mua được gì, nhưng vì anh ta đã cho nó và tôi đã nhận; nó trở nên có giá trị gấp ngàn lần, vì nó được cho với bao nhiêu yêu thương. Thiên Chúa nhìn thấy không phải là sự to tát của công việc, mà vào tình yêu thương qua đó công việc được hoàn thành.”
Người ta thường nhìn bên ngoài để đánh giá bản chất, do đó dễ sai lầm; còn Chúa Giêsu lại đánh giá hành động của con người từ bên trong, từ tâm hồn họ. Cách dâng cúng của người giàu mà thiếu khiêm nhu, không tín thác vào Thiên Chúa thì cũng giống như những ông kinh sư “ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng, ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc” vậy. 
Hoang Trung

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Hoài niệm mùa thu

Tôi nhớ  mùa thu  của  năm xưa,
Bên  hiên  nhà  gỗ  trẻ  nô  đùa
Giàn hoa  thiên lý  rung rinh  lá,
Tỏa ngát hương nồng theo gió đưa.

Tôi nhớ bao năm tiếng mẹ buồn,
À  ơi   bên   võng   hát   ru  con
Lời  thơ  mẹ  hát  nghe  sâu thẳm,
Mang lấy trong hồn cả nước non.

Tôi  nhớ  bao  câu  nói  dịu  dàng,
Mẹ  từng  chia  sẻ  với  con  ngoan
Một lòng trung nghĩa tin yêu Chúa
Cầu nguyện xin ơn phước ngập tràn.

Tôi  nhớ  bao  câu  nói  ngọt  ngào,
Mẹ về trong những giấc chiêm bao
Lắng nghe câu hịch thời vua chúa,
Mời  gọi   dân  ta   đánh   giặc  Tàu...

Nếu  mà  dân  tộc  bị  đao  binh,
Con hãy đi vào cuộc chiến chinh
Đánh tan quân giặc, niềm vui lớn
Đem lại   cho dân  nước  thái bình...

Tôi nhớ  mùa thu  của  năm xưa,
Trước sân nhà nhỏ cỏ lưa thưa
Mẹ thường hay đứng nhìn con trẻ
Hong tóc  bên thềm  theo  gió đưa.

JB.Sĩ Trọng.

Vua Tình yêu

Không biết vì thật lòng hay có ý mĩa mai, ông Philatô đã hai lần hỏi Chúa Giêsu có phải là vua không. Lần thứ nhất ông hỏi: “ Ông có phải là vua dân Do thái không?” Chúa Giêsu không trả lời phải hay không phải, nhưng Ngài lại hỏi: “ Ngài tự ý nói điều đó, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?” Câu trả lời của Philatô vô tình lại nói lên một sư thật: dân ngoại lại tuyên xưng Chúa Giêsu là vua, còn dân Chúa lại phản bội, không chịu nhận biết Ngài: “Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi?” Chúa Giêsu không trực tiếp xác nhận, nhưng gián tiếp Ngài xác nhận là vua, khi Ngài nói: “ Nước tôi không thuộc về thế gian này.” Như thế, Ngài có một vương quốc, nhưng vương quốc của Ngài không thuộc thế gian này. Nghe nói thế, lần thứ hai Philatô lại hỏi: “ Vậy ông là vua sao?” Chúa Giêsu cũng chưa chính thức tuyên bố Ngài là vua, nhưng gián tiếp xác nhận qua câu nói của Philatô: “ Chính Ngài nói rằng tôi là vua.” Chúa Giêsu là vua, nhưng chỉ thực sự là vua khi Ngài chịu chết trên thánh giá và sau ba ngày sống lại. Thánh giá là ngai vàng để Vua Kitô đăng quang.
Nhiệm vụ đầu tiên của Vua Kitô là: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” Chính Philatô cũng chưa biết sự thật ấy là gì, nên ông đã hỏi: “ Sự thật là gì?”
Sự thật đầu tiên là nhận biết, tôn thờ chỉ một Thiên Chúa duy nhất là Đấng tạo dựng vũ trụ và muôn loài. Ngài là Anhpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng. Ngôi Hai Thiên Chúa đã được Chúa Cha ban cho mọi quyền năng trên trời dưới đất, vì thế Chúa Giêsu là Vua vũ trụ.
Sự thật thứ hai là con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng con người, vì yếu đuối đã sa ngã, đi trái đường lối của Thiên Chúa, đã phải sống trong tình trạng tội lỗi và diệt vong. Vì yêu thương và muốn cứu vớt loài người, Chúa Cha đã sai Con Một yêu dấu của Ngài xuống trần gian để gánh tội lỗi cho nhân loại. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người không phải thiết lập một vương quốc ở trần gian này, nhưng là để làm chứng, để chuẩn bị cho một vương quốc sự thật mà ai nghe theo sự thật là con dân của vương quốc ấy. Con dân của vương quốc ấy sẽ có sự sống đời đời, không bị diệt vong vì tội lỗi.Tin Mừng là những sự thật cho ai nghe theo tiếng của Vua sự thật. Như thế Chúa Giêsu là Vua sự sống vĩnh cửu, không ai có thể cướp lấy sự sống ở nơi những ai tin và nghe theo tiếng nói của Vua Sự thật
Sự thật thứ ba là Con Thiên Chúa xuống trần gian không phải để cai trị, không phải để thiết lập một vương quốc để thống trị nhưng để thiết lập một vương quốc yêu thương, không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ con người như tôi tớ. Vì yêu thương loài người mà Ngôi hai Thiên Chúa đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận yếu hèn của con người và đã vâng lời cho đến chết trên thập giá. Ngài đã hiến trọn mạng sống mình vì yêu. Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu phục vụ. 
Những câu hỏi của ông Philatô: “ Vậy ông có phải là vua dân Do thái không” và “ Sự thật là gì?” có lẽ cũng là những câu hỏi của những ai chưa tin, không tin hay tin mơ hồ về Thiên Chúa. Những câu hỏi ấy sẽ được trả lời vào ngày phán xét chung, ngày Vua Vũ trụ, Vua Tình yêu, Vua sự Thật ngự trên ngai để xét xử loài người. “ Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! Amen.” ( Kh 1: 7) 
Hoàng Trung

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Tặng Cường cà phê M'JA

Làm  sao  có  được  một  tình  yêu ?
Năm tháng trôi qua trải nghiệm nhiều
"Lòng  khổ  đi  tìm  thương  xót  khổ,
Khổ   trần   xin   họp   bến   nâng  niu".

Em   đã   nhớ   về   câu   nói   xưa,
Bao nhiêu khát vọng vẫn không thừa
"Hết   thời   bỉ   cực"..., vui   tìm   lại
Bên  chốn  ân  tình  chung  sớm  trưa.

Có  lẽ  thời  gian  muốn  nhắn  giùm,
Đường  đời  vạn  nẻo  với  đôi  chân
Bước  đi  không  ngại  vì  gian  khổ,
Vất  vả, long đong... gánh bội  phần !

Làm  sao  có  được  một  tình  yêu ?
Cái giá trăm năm, nặng nợ nhiều
Sưởi  ấm  tâm  hồn  hương  lửa  mới
Mong  tìm   bến  đợi   để  nâng  niu.

JB.Sĩ Trọng.

Thư một Lm Công Giáo

Thư một linh mục Công giáo gửi báo The New York Times:

Anh bạn phóng viên thân mến.
Tôi chỉ là một linh mục Công giáo bình thường. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào về ơn gọi của mình. Trong 20 năm qua, tôi đã sống ở Angola với tư cách là một nhà truyền giáo.

Tôi đọc trong nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là tờ báo của bạn, sự phóng đại của chủ đề linh mục ấu dâm, nhưng trong một cách bệnh hoạn, vì chỉ tìm kiếm chi tiết trong đời sống các linh mục, các sai lầm trong quá khứ.
Có một trường hợp linh mục ấu dâm, trong một thành phố của Mỹ, trong những năm 1970 (đã 48 năm !) một trường hợp ở Úc trong thập niên 1980 (đã 38 năm !) và cứ như thế, có trường hợp mới đây hơn…. Chắc chắn rằng tất cả các trường hợp này đáng bị khiển trách!
Có các bài báo được cân nhắc và cân bằng, có các bài khác lại phóng đại, đầy thành kiến và thậm chí hận thù nữa. Tôi tự cảm thấy đau đớn nhiều về sự dữ lớn lao rằng các người đáng lẽ là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, lại là con dao găm trong cuộc sống của các người vô tội. Không có từ ngữ nào để biện minh cho các hành vi như vậy. Không có nghi ngờ rằng Giáo Hội phải là đứng về phia kẻ yếu, và người nghèo. Vì lý do này, tất cả các biện pháp mà người ta có thể dùng để ngăn ngừa và bảo vệ nhân phẩm của trẻ em sẽ luôn luôn là một ưu tiên.
Nhưng sẽ là kỳ cục hết sức khi có ít tin tức và sự thiếu quan tâm đến hàng ngàn các linh mục khác, đã hiến đời mình và phục vụ hàng triệu trẻ em, thanh thiếu niên và các người bất hạnh nhất ở bốn phương trời của thế giới.
Tôi nghĩ rằng đối với tờ báo của bạn, các điều sau đây không hề được quan tâm đề nói tới:
1) Tôi phải di chuyển qua các con đường đầy mìn do chiến tranh trong năm 2002, để giúp đỡ các em nhỏ đang chết đói từ Cangumbe đến Lwena (Angola), bởi vì cả chính quyền không thể làm được và cả các tổ chức phi chính phủ không được phép làm;
2) Tôi đã chôn cất hàng chục trẻ em chết do việc dời chỗ vì chiến tranh;
3) Chúng tôi đã cứu sống hàng ngàn người dân ở Mexico, nhờ một trung tâm y tế duy nhất hiện hữu trong một vùng có diện tích 90.000 km2, với việc phân phát thực phẩm và các loại giống cây trồng;
4) Chúng tôi đã có thể cung cấp giáo dục và trường học trong mười năm qua cho hơn 110.000 trẻ em;
5) Cùng với các linh mục khác, chúng tôi đã cứu trợ cho gần 15.000 người ở các trại du kích quân, sau khi họ đã đầu hàng và giao nạp vũ khí, bởi vì thực phẩm của chính phủ và của Liên Hiệp Quốc không thể đến được với họ;
6) Không phải là tin tức thú vị khi một linh mục 75 tuổi, Cha Roberto, rảo qua thành phố Luanda ban đêm, chăm sóc các trẻ em đường phố, dẫn họ đến một nơi trú ngụ, để cho họ không bị ngộ độc bởi xăng dầu mà họ hít để kiếm sống, như là người ném lửa;
7) Việc xoá nạn mù chữ cho hàng trăm tù nhân cũng không phải là tin hay;
8) Các linh mục, như cha Stéphane, tổ chức các nhà tạm trú cho các thanh thiếu niên bị ngược đãi, đánh đập, hãm hiếp, để họ tạm lánh;
9) Linh mục Maiato, 80 tuổi, đến thăm từng ngôi nhà một của người nghèo, an ủi người bệnh và người tuyệt vọng;
10) Không phải là tin hấp dẫn khi hơn 60.000 trong số 400.000 linh mục và tu sĩ hiện nay đã rời đất nước và gia đình của họ để phục vụ anh em mình tại các quốc gia khác trong các trại phong, bệnh viện, trại tị nạn, cô nhi viện cho trẻ em bị cáo buộc là phù thủy, hoặc cho trẻ em mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS, trong các trường học dành cho người nghèo nhất, trung tâm dạy nghề, trung tâm tiếp nhận người nhiễm HIV……
11) Nhất là các linh mục dành đời mình trong các giáo xứ và cứ điểm truyền giáo, động viên mọi người sống tốt hơn và nhất là thương mến người khác;
12) Không phải là tin hấp dẫn khi bạn tôi, Cha Marcos Aurelio, để giải cứu trẻ em trong cuộc chiến ở Angola, đã đưa các em từ Kalulo đến Dondo và khi trên đường trở về, cha bị bắn chết; và một tu sĩ tên là Phanxicô và năm nữ giáo lý viên, bị chết trong một tai nạn, khi họ đi giúp đỡ các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước;
13) Hàng chục các nhà truyền giáo tại Angola đã chết vì thiếu các phương tiện y tế, chỉ vì bệnh sốt rét đơn giản;
14) Nhiều người khác đã bị tung xác lên trời do mìn nổ, khi đi thăm các tín hữu; quả vậy, trong nghĩa trang ở Kalulo, có mộ các linh mục đầu tiên đến khu vực ấy… không ai sống hơn 40 tuổi cả….;
15) Không phải là tin hấp dẫn, khi một linh mục “bình thường” sống công việc hàng ngày của mình, trong các khó khăn và niềm vui của mình, sống âm thầm cả đời vì lợi ích của cộng đoàn mình phục vụ;
Sự thật, là linh mục chúng tôi không cố gắng để có tên trong tin tức, nhưng chỉ mang “Tin Mừng”, và Tin Mừng này, không ồn ào, đã bắt đầu vào buổi sáng Phục Sinh. Một cây ngã gây tiếng ồn nhiều hơn cả cánh rừng đang mọc và phát triển.
Người ta gây nhiều tiếng ồn cho một linh mục phạm một lỗi lầm, hơn là gây tiếng ồn cho hàng ngàn linh mục hiến đời mình cho hàng chục ngàn trẻ em và người nghèo khó.
Tôi không muốn làm một biện hộ cho Giáo Hội và các linh mục.
Một linh mục không phải là một anh hùng, cũng không phải là một người rối loạn thần kinh. Linh mục chỉ là một con người bình thường, và với bản tính con người của mình, tìm cách theo Chúa và phục vụ Ngài trong anh chị em của mình.
Linh mục có nhiều khổ đau, nghèo đói và sự mỏng giòn như các người khác; nhưng linh mục cũng có vẻ đẹp và hùng vĩ như mọi thụ tạo khác…. Việc nhấn mạnh một cách ám ảnh bẩm sinh và phá hoại về một đề tài đau đớn, trong khi mất tầm nhìn chung của công việc, tạo ra thật sự các biếm họa tấn công vào hàng linh mục Công Giáo, do đó tôi cảm thấy bị xúc phạm.
Tôi chỉ yêu cầu anh, người bạn phóng viên thân mến, hãy tìm kiếm Chân, Thiện, Mỹ. Điều này sẽ làm lớn mạnh nghề nghiệp của bạn.
Chào anh trong Đức Kitô,
Linh mục Martin Lasarte, SDB
“Quá khứ của con, Lạy Chúa, con phó thác cho lòng Thương xót của Chúa; hiện tại của con, cho Tình yêu Chúa; và tương lai của con, cho sự Quan Phòng của Chúa”.
(St. Padre Pio)

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Chùm thơ 45

LỬA THƠ

Đức tin giữ ấm cung lòng,
Đốt thay ánh nến khơi vòng lửa thơ
Lửa thơ bốc cháy bất ngờ,
Gây ra hỏa hoạn bến bờ tình yêu.



PHẢN DỤNG

Cửa Phật quanh năm áo nâu sồng
Nhà sư gõ mỏ, tụng kinh thông
Dở trò thuyết pháp, dân bu tới
Nỗi khổ ngàn năm mãi chất chồng.



MẠO BẢN PHIÊN

Một người đạo mạo, dáng đẹp trai
Thả gót  lê chân  bước  đường dài
Bưng  lấy  chiếc  ô  làm  khất thực
Ước gì  giống  được  Phật Như Lai ?



THỬ VẬN

Đầu bạc răng long - Một phận người,
Cố   làm   công   việc,   độ   cho   vui
Ngày mai  chốt cửa, thời  gian  cược
Thấy bóng thiên thu nhoẻn miệng cười.

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Nhóm máu nào ?

Một người bạn hỏi tôi rằng : Đức Maria có nhóm máu O, còn Đức Jesus lại có nhóm máu AB, tại sao lại như vậy ?

Nếu xét về khoa học thì đây là điều không thể xảy ra với con người, bởi vì theo nguyên tắc huyết học, nếu người mẹ có nhóm máu O thì người con không bao giờ có nhóm máu AB, cho dù nhóm máu của người cha là O, A, B hay AB. Riêng trường hợp Đức Jesus, theo Đức Tin Công Giáo, nhờ mầu nhiệm Nhập Thể mà "Lời hoá thành Nhục Thể", nên có những điều không thể giải thích và hiểu tỏ tường hết được, bởi đó là mầu nhiệm.

Nếu chỉ nói là mầu nhiệm thì đơn giản quá, vậy khi nhìn xa hơn và ngẫm nghĩ thêm một chút thì chắc có lẽ là Thiên Chúa đang muốn nói với con người điều gì chăng ? Vậy ta thử nhìn và ngẫm nghĩ một chút thử xem sao !

Thông tin người bạn hỏi tôi Đức Maria có nhóm máu O là dựa vào sự kiện bức tượng Đức Maria ở Akita chảy máu và dầu, các nhà khoa học đã xét nghiệm và nhận thấy nhóm máu O. Còn nhóm máu Đức Jesus dựa vào vết máu trên tấm khăn liệm thành Turin và phép lạ Thánh Thể ở Lanciano.

Thân xác hữu hình của con người từ tinh cha - huyết mẹ mà thành, nên máu là cái căn bản nhất, cần thiết nhất phải có nơi con người. Có thể nói là dòng máu biểu hiện được căn tính của mỗi người.

Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, phải chăng điều đó muốn nói rằng : tự căn bản Đức Mẹ là hình ảnh của sự cho đi trọn hảo. Mẹ đã trao cho Thiên Chúa tất cả từ tiếng xin vâng. Một thụ tạo phải biết bước ra khỏi sự đón nhận mà bước lên để trao ban.

Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận, vậy thì thật lạ là một Thiên Chúa Toàn Năng luôn trao ban lại thành chuyên nhận là cớ làm sao ? Cũng giống như con người sao ? Có hơn gì con người đâu ? Thì đúng vậy mà, có khác gì con người đâu ! Một Thiên Chúa đã "trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Phi 2, 7). Để giống như con người, để nhận lấy tất cả những tội lỗi, khổ đau của con người lên chính mạng sống mình. Để nhận lấy thật nhiều khổ đau của người khác giữ cho chính mình và chỉ trao đi những niềm vui. 

Bởi vì vốn dĩ cuộc đời này con người luôn ném khổ đau ra xa và chỉ giữ lấy niềm vui, nhưng niềm vui thì lại ít mà khổ đau lại nhiều, nên Thiên Chúa phải nhận phần nhiều những cái con người muốn ném đi thế thôi !

101 năm Đức Maria hiện ra lần cuối tại Fatima, Dom.NTP - JADE.

Chúa ban cho hay trả công ?

Chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Chúa chính là Cha của chúng ta. 
Người Cha có trả công cho con mình như ông chủ trả công cho nhân viên ? Và trả công thì phải tính toán theo công sức.
Còn Cha của chúng ta thì không bao giờ tính toán. Người Cha ban cho con mình tất cả những gì con cần, mà Cha thấy tốt cho con. Cho không tính toán, dù con chẳng làm được gì. Và thậm chí, Cha đã hy sinh, chịu chết vì con trên Thập giá.
Con người của chúng ta cũng vậy, làm cha mẹ luôn cho con cái tất cả, không tính toán thiệt hơn; không phân biệt giỏi kém; càng kém lại càng thương. Cha mẹ hy sinh hết vì con, thậm chí cả mạng sống mình. CHO con tất cả chứ không TRẢ CÔNG cho con. Vì con có làm đến thế nào thì cũng khó trả hết công ơn cha mẹ.
Thì Thiên Chúa còn hơn thế.
Chúng ta vẫn hay nói: " Chúa sẽ trả công bội hậu cho anh, cho chị..." , cũng là có ý muốn nói : " Chúa sẽ ban ơn cho anh, cho chị."
Nhưng nên chăng chúng ta dùng từ " Chúa ban", để một lần nữa cảm thấy hạnh phúc vì mình là CON của CHÚA, và để mình thêm nhỏ bé trước mặt Người: một đứa con khiêm hạ, một đứa con bé bỏng, không có công trạng gì...nhưng luôn được yêu thương.
Có đôi khi...chúng ta cứ quen nói " Chúa trả công" để rồi vô tình chúng ta trở nên tính toán với Chúa, và cứ mỗi việc tốt chúng ta làm lại nghĩ Chúa sẽ trả công. Thay vì chúng ta hãy làm vì lòng yêu mến, đơn sơ, vô vị lợi, và hạnh phúc âm thầm khi biết Cha mình đang mỉm cười trìu mến. Và mọi sự, cứ để Cha lo. 😊😙
Xin cho mỗi chúng con là đứa con chỉ sống hoàn toàn tín thác vào Tình thương vô bờ của CHA mình, là THƯỢNG ĐẾ và là ĐẤNG CỨU RỖI mình. Là Gia nghiệp lớn lao nhất của đời mình.

Xin Chúa cho con biết làm vì lòng yêu mến, không phải làm vì nghĩ Chúa sẽ trả công. Vì đời con có công trạng gì để đáng được Chúa trả công! Trong khi Chúa đã chết vì con.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Về lại phố xưa

( Tặng Đỗ Hào )

Vùng trời nào cho anh thương nhớ,
Đưa  em   về   kỉ  niệm   tuổi  thơ ?
Vầng trăng kia chênh chếch đầu phố
Thuở  ấy   yêu  em   quá   bất  ngờ !

Nơi ấy làm anh xao xuyến nhiều,
Trăng tà ngã bóng,Tết Nguyên tiêu
Em đi  qua phố  khi  chiều xuống,
Lấp lánh  đèn hoa, dáng  mỹ miều.

Đêm  ấy   anh  về   với   phố  xưa,
Hiu hiu gió lạnh, tiếng chuông chùa
Chuyến xe phở gõ khuya còn bán,
Củi  cháy  than  hồng  nổ  say  sưa.

Xào  xạc  mùa  thu  lá  rụng  vàng,
Giàn  hoa  thiên  lý  rủ  mênh mang
Sân  nhà  gạch  đỏ  rêu  xanh  bám,
Lừng lựng hương thơm đến ngỡ ngàng.

Anh   vẫn   đi   về   với   phố   xưa,
Nghe  như  có  tiếng  của  ai  đùa
Âm thanh nhạc Trịnh còn văng vẳng
Dìu  dặt   cung  đàn   vọng  gió  đưa...

JB.Sĩ Trọng.

Mất gốc

- Disappearing roots
“Nhà là nơi chúng ta bắt đầu từ đó.” T.S. Eliot đã viết như thế và câu này nói lên một cảm nghiệm vừa tự do vừa đau lòng. Phần tôi, tôi xin dẫn ra một câu chuyện của tôi:
Tôi lớn lên trong cộng đồng nhập cư thế hệ thứ hai ở vùng đồng cỏ Canada. Thế hệ ông bà của tôi là những người nhập cư đầu tiên ở vùng đất này và họ tự tay dựng lên tất cả mọi sự, từ căn nhà cho đến ngôi trường, tất cả đều xây từ những gì họ kiếm được, nằm cạnh các con đường hay đường ray xe lửa. Họ làm tốt nhất với những gì có trong tay, trong đầu không mảy may tơ tưởng xây một cái gì bền vững lâu dài.
Vì thế có nhiều căn nhà họ xây mà tôi thấy lúc còn nhỏ, giờ đã biến mất. Trường cấp II của tôi đã đóng cửa từ khi tôi còn là sinh viên. Bây giờ cả tòa nhà và khuôn viên đã biến mất. Thay vào đó là những cánh đồng lúa mì, chẳng ai biết trên mảnh đất này đã từng có một ngôi trường... Và rồi, tất cả mọi công trình khác trong ký ức tuổi thanh thiếu niên của tôi đều đã biến mất. Xét theo những gì đã nuôi dưỡng tôi thuở bé, thì tôi đúng là con mồ côi. Nhưng, tôi không phải là người duy nhất như thế. Thời này, tất cả chúng ta, cách này cách khác, đều là con mồ côi.
Từ năm 1970, trong quyển sách “Cú sốc tương lai”, Alvin Toffler đã đưa ra sự chóng qua và nhất thời đang ngày càng có vai trò lớn hơn trong việc định hình tâm trí chúng ta, khi sự vật, con người, nơi chốn, kiến thức, các tổ chức đang lướt nhanh trong cuộc đời chúng ta. Ông đã viết điều này từ lâu, trước khi công nghệ thông tin tác động triệt để trên cuộc sống chúng ta. Sự chóng qua và nhất thời mà Toffler mô tả vào năm 1970 đã bị hạ giá và trở nên nhỏ bé trước công nghệ thông tin ngày nay. Theo tiêu chuẩn tốc độ đổi thay ngày nay, thì tốc độ thay đổi sự vật, con người, nơi chốn, kiến thức và các tổ chức của thập niên 1970 chỉ là rùa bò. Ngày nay, càng ngày càng có nhiều công trình thời niên thiếu của chúng ta bị biến mất nhiều hơn nữa.
Vậy thì chúng ta nói được gì về điều này? Liệu sự chóng qua này nói lên điều gì về cuộc sống và thời đại của chúng ta? Nó tốt hay xấu?
Tôi ngờ rằng chúng ta vẫn còn đang tìm tòi. Sự chóng qua và nhất thời không phải là xấu, dù chúng cũng không phải là những điều tốt thiết yếu. Với tôi, có vẻ như chúng là một gói hỗn hợp, một phúc lành phức hợp. Xét tích cực, chúng cho chúng ta một sự tự do mới. Trong nhiều thế kỷ, con người bị giam hãm quá đỗi trong sự trường tồn ngột ngạt của các sự vật, nơi chốn, và kiến thức của thời đại mình. Họ có sự ổn định, nhưng lại kèm theo tính dửng dưng lạnh lẽo. Tất cả mọi thứ đều được giữ chắc, nhưng quá chắc, có quá ít cánh cửa được mở ra. Sự chóng qua và nhất thời trong cuộc sống cho chúng ta tự do bằng cách cho chúng ta để mình được nuôi dưỡng và hưởng phúc nhờ cội rễ của mình, cho dù cội rễ này không ràng buộc chúng ta.
Nhưng như thế cũng có một chuyện đau lòng. Cứ liên tục thấy những gì quen thuộc biến mất sẽ làm chúng ta đau lòng, đúng là vậy. Về thăm mái nhà xưa, trường học cũ, hàng xóm cũ, hay lần giở những trang sách một thời nuôi dưỡng chúng ta là một chuyện lành mạnh. Vì thế mất đi các sự vật, nơi chốn thời niên thiếu là một chuyện đau lòng.
Nhưng nỗi đau của sự chóng qua và nhất thời trong cuộc sống cũng có thể giúp chúng ta hướng về những gì không thay đổi, cụ thể hơn, đó là đức tin, đức cậy, và đức mến. Các nhân đức này chẳng bao giờ bị san bằng, bị thay thế bởi những cánh đồng, bị hỏa thiêu, bị sung công và phá sập để làm xa lộ, hay bị biến thành lỗi thời. Kinh thánh cho chúng ta thấy, trong thế giới này, chúng ta chẳng có thành đô nào vĩnh cửu, nhưng chúng ta được gắn kết không phân ly với những sự trường tồn bất diệt. Hàng thế kỷ trước Công nguyên, tác giả sách “Giảng viên” Qoheleth đã cảnh báo chúng ta rằng mọi thứ đời này là phù hoa: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, hết thảy là phù hoa.”
Cảm nghiệm cái gì cũng chóng qua có thể làm chúng ta đau lòng, nhưng nó cũng là động lực để cho chúng ta tìm kiếm sâu hơn bên trong tất cả những thứ nhất thời này, để từ đó tìm được một điều trường tồn bất diệt.
*Ronald  Rolheiser
(Bản dịch của Ha Nguyen )