Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Giây phút gặp Chúa

Không thể đặt ngôn từ nào cho đủ,
Để hành văn diễn tả được chữ ngờ
Khi ta gặp trên đời này Thiên Chúa
Tâm hồn  mình - một vẻ đẹp nên thơ.

JB.Sĩ Trọng.

Ơn Phép lạ và sự tỏ bày

Người ta thường hay khoe phép lạ mà mình đã gặp. Điều ấy không biết có đúng với Tin Mừng của Chúa không ?
Nếu người lãnh nhận phép lạ họ biết đó là một Ơn riêng, thì họ không cần gì phải khoe khoan vì sự thật đó là một Ơn Thiêng.
Cũng có người cho rằng : Đã lãnh nhận phép lạ thì cần phải làm chứng cho người khác biết. Rồi có người say sưa kể lại cho nhiều người nghe, không phải là ai cũng nghe được và ai cũng thích nghe, cũng không phải ai cũng nên nghe, và ai cũng nên kể cho họ nghe.
Qua Tin Mừng chúng ta nhận thấy : Chúa Giêsu làm phép lạ. Nào là phép lạ hóa bánh ra nhiều, nào là phép lạ chữa lành những người đau bệnh, đui mù, què quặt, phung hủi... phép lạ trừ quỉ, phép lạ khiến cây vả phải chết, phép lạ khiến bão tố im lặng, phép lạ mẻ lưới nhiều cá, phép lạ làm cho người chết sống lại, Bí Tích Thánh Thể.v.v...Khi thực hiện một phép lạ cho ai đó, có thể là theo nhu cầu, hoặc có thể là không theo nhu cầu nhưng Chúa muốn tỏ quyền năng thì Ngài cũng làm được. Tuy nhiên, những phép lạ xảy ra thường do lòng mến, do ước muốn của một cá nhân nào đó mà Chúa động lòng thương xót thì Ngài sẽ ban cho.

Tôi không tin những người được phép lạ rồi họ đi làm chứng, là một tương quan cộng đoàn, là điều hay điều tốt. Chỉ sợ rằng ở đời có những trò bịp bợm, có những tổ chức, cá nhân cố gắng làm, nổ lực làm bằng mọi cách để ''xâu'' mình lên. Phép lạ của Chúa hay của Mẹ cũng vậy, đâu có cần phải được la lên, hô lên, hay kể lể cho mọi người phải biết. La hét, hô hoán chỉ là hành động tự phát nhất thời khi phép lạ mới xảy ra, được xem như một phản ứng tự nhiên biểu lộ sự vui mừng của người được ơn lãnh nhận - chỉ có thế mà thôi ! Rất tiếc, hiện nay có người lại tự thần tượng hóa, tự đề cao người khác một cách quá đáng để rồi quên luôn cả quyền uy của Thiên Chúa, quyền năng của Đấng Tối Cao. Đâu đó, có Linh mục được dân chúng sùng bái như một vị Thánh sống. Họ "tự tổ chức" để được gặp gỡ, chào đón. Khi vị Linh mục ấy đến thì mọi người bâu quanh, chen nhau, xô nhau, đạp nhau, xin được đặt tay, hoặc vói lấy tay để đặt lên đầu, đưa tay để được chạm đến như chính Chúa Giêsu vậy. Dùng việc "rảy nước thánh" để chữa bệnh cho người khác-Qủa thật buồn cười ! Noi gương Thánh Gioan Tiền Hô, có lẽ ta không quên câu nói của Thánh nhân khi nói với Chúa Giêsu : "Tôi phải lu mờ đi để Ngài được nổi bật lên."(Jn 3,30). Không ai tự đề cao mình mà ban được phép lạ cho người khác. Cũng không có ai tự thần thánh hóa mình mà được người khác tôn trọng, nếu được tôn trọng chẳng qua là nhờ sự mù quáng của người khác. Quần chúng không phải là hoàn toàn đúng, vì quần chúng dễ bị kích động nên họ dễ dùa theo. Cứ nhìn vào bi kịch Đức Giêsu thì ta thấy rõ : Hôm nay quần chúng lên tiếng "Hôsana, vạn tuế !", ngày mai họ trở mặt : "Đóng đinh ngay !", thậm chí có người còn hô to : "Đóng đinh hắn !", "Giết nó đi !"( Lc 23,18 v 21 v 23 ) - Họ có thể chấp nhận tha Baraba ( tên cướp ), nhưng họ không chấp nhận tha Đức Giêsu.
Đa số những phép lạ Chúa Giê su làm, làm cho người ta phải ngạc nhiên. Họ bảo nhau "chúng ta chưa thấy vậy bao giờ."(Mc 2, 12b). Chúa Giê su làm phép lạ cho con gái ông Gia-ia sống lại, "cha mẹ nó kinh ngạc, nhưng Người ra lệnh cho họ không được nói với ai về việc đã xảy ra."(Lc 8, 56). Chúa Giê su  trừ quỉ, ''Người quát mắng không cho phép chúng nói."(Mc 1, 33b v Mc 3,12). Chúa Giê su chữa người mắc bệnh phong, khi bệnh phong biến khỏi "Người truyền anh ta không được nói với ai."( Lc 5,14).Tin Mừng Matthêu còn viết : "Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay và bảo anh : Coi chừng, đừng nói với ai cả."(Mt 8,4 v Mc 1,43-44).Chúa Giê su chữa con gái bà gốc Phênixi xứ Xyri, Chúa vào nhà mà không muốn cho ai biết.( Mc 7, 24). Chúa Giê su chữa người vừa điếc vừa ngọng, ''Chúa truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả."(Mc 7,36). Chúa Giê su chữa hai người mù, Ngài nói : "Coi chừng, đừng cho ai biết."(Mt 9,30) v.v...Khi cho Lazaro sống lại, lúc đầu mới gặp người nhà Chúa nói : "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa, qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh."(Jn 11,4). Ta hãy nghe toàn bộ đoạn văn Tin Mừng sau đây của Gioan : "Đến nơi, Đức Giêsu thấy anh Lazaro đã chôn trong mồ được 4 ngày rồi. Bethania cách Jerusalem không đầy 3km. Nhiều người Do thái đến chia buồn với hai cô Matta và Maria, vì em các cô mới qua đời. Vừa được tin Đức Giê su đến, cô Matta liền ra đón Người. Còn cô Maria thì ngồi ở nhà. Cô Matta nói với Chúa Giêsu : Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết : Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy. Đức Giêsu nói : Em chị sẽ sống lại. Cô Matta thưa : Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết. Đức Giê su liền phán : Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không chết bao giờ. Chị có tin thế không ? Cô Matta đáp : Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian."(Jn 11, 17-27).Chúa chết ngày thứ 3 sống lại, còn Lazaro chết nằm trong mồ đến 4 ngày (x Jn 11, 17). Khi Người kêu lớn tiếng : "Lazaro, hãy ra khỏi mồ !" người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Chúa Giêsu bảo : "Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi." - Lazaro bước đi, bản thân anh ta là một chứng nhân, anh ta chẳng cần phải nói gì nữa. (Jn 11, 43-44).Tin Mừng Gioan chẳng ghi nhận điều gì anh ta nói, chỉ có dư luận xã hội mọi tầng lớp thời ấy thì mới xôn xao.

Hữu xạ tự nhiên hương. Dù Chúa có cấm bao nhiêu họ cũng không thể nào giữ kín được,"danh tiếng Người đồn ra mọi nơi"(Mc 1,28 ),"hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết."(Mc 2, 2). ''Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người."(Mc 3, 10). Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.( Mc 6, 56 v Mt 4, 24).Kinh Thánh đã diễn tả rất đầy đủ việc Chúa Giê su làm phép lạ và ảnh hưởng như thế nào.
Tuy nhiên, vào thời ấy không có nhân vật nào đứng ra làm chứng với một chỉ định hay một bảo trợ nào cả. Không có phép lạ nào bằng phép lạ Đức Kitô Phục sinh, vì Đức Kitô Phục sinh thì mới cho chúng ta sống lại và xác tín sự sống đời sau, chúng ta được cứu thoát khỏi vực thẳm của sự chết muôn đời. Đức Kitô là hoa quả đầu mùa mở đường cho những kẻ yên giấc ngàn thu ( 1 Cr 15,20 ), nhờ thế mà ta quả quyết rằng : Ta không từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Ơn Cứu độ Thiên Chúa đã thực hiện thì con người được ơn thánh hóa và được trả lại chính mình trong ngày sau hết. Rao giảng Tin Mừng Phục sinh chính là rao giảng phép lạ, là điều cần thiết, cần làm chứng, ai ai cũng có thể làm được. 

Bản thân người lãnh nhận phép lạ đã là một chứng nhân. Không phải ai cũng được ơn lãnh nhận phép lạ. Xin nhắc lại : Người lãnh nhận phép lạ là một Ơn riêng, điều này khó diễn tả một cách đầy đủ. Những người lãnh nhận phép lạ củng cố niềm tin cho chính bản thân họ, còn việc chia sẻ không nhất thiết phải làm một cách công khai, hay bắt buộc. Bản thân họ là một chứng nhân nên họ sống trong tin yêu và phó thác, trong tương quan cá vị, tâm tình này của họ đã có trước nên Chúa thấu hiểu họ hơn ai hết. Họ thung dung tự tại, quyết chắc về lý tưởng, về đời sống đức tin của mình nên bản thân họ không cần phải nói ra, lúc ấy họ thể hiện như cách sống đơn sơ khiêm tốn mà Đức Maria đã thể hiện, vì ''Mẹ là phụ nữ ký ức giữ gìn trong tâm hồn như một kho báu tất cả những gì Mẹ sống'' ( Lời ĐTC Phanxico chia sẻ khi thăm Estonia ), và sự hiện hữu của họ trong đời sống là mang theo cả sứ mệnh làm người, làm con Thiên Chúa - họ được Chúa chúc lành và ban ơn.
Xưa kia, ma quỉ đã tìm đủ mọi cách cám dỗ Chúa Giêsu. Bốn mươi ngày chay, Chúa vào hoang địa, cơn cám dỗ thứ ba của ma quỉ là dùng quyền phép để thu phục nhân tâm. Ma quỉ đưa Chúa Giêsu lên nóc Đền thờ và bảo gieo mình xuống sẽ được an toàn để mọi người thấy, thán phục và tin theo ( x Lc 4,9-11 ).Nhưng Chúa hoàn toàn chối bỏ phương án này vì dùng phép lạ để lôi kéo người khác tin thờ Thiên Chúa không phải là kế hoạch của Chúa Cha : "Ngươi chớ thử Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi."( Lc 4,12 )
Cha Anthony de Mello trong cuốn "Taking Flight" có viết câu chuyện như sau : Lần kia, có người đến với một môn đệ của phái thần nghiệm Hội giáo Bahaudin Naqshband và nói "Xin nói cho tôi biết tại sao Thầy của anh che dấu những phép lạ của ông ? Bản thân tôi đã thu thập các dữ kiện cho thấy rằng, Thầy hiện diện đồng thời hơn một nơi, Thầy đã chữa lành người ta bằng quyền năng cầu nguyện của Thầy nhưng lại bảo rằng đó là công việc của Thiên nhiên, rằng mình giúp nhiều người túng bấn và rồi quy điều đó cho vận may. Tại sao Thầy anh lại làm thế ?"
"Tôi biết chính xác điều ông đang nói", người môn đệ đáp,"vì chính tôi đã quan sát điều này. Và tôi nghĩ tôi có thể giải đáp thắc mắc của ông. Trước tiên, Thầy tránh trở thành trung tâm của sự chú ý. Thứ đến, Thầy tôi đoan chắc, một khi người ta quan tâm đến phép lạ thì họ không muốn học bất cứ điều gì có giá trị tinh thần đích thực nữa".

Trong Tin Mừng Gioan Chúa Giêsu phán rằng : "Nếu các ngươi không thấy phép lạ và điềm lạ, thì các ngươi chẳng tin !''( Jn 4,48 ) - Nếu ai đó đòi hỏi có phép lạ mới tin thì người đó giống như một kẻ mù lòa, vì họ không thấy được những gì Chúa đã làm nên trong cuộc đời, trước mắt họ. Người đòi có phép lạ mới tin thì niềm tin của họ không bảo đảm được sự bền vững, vì khi không có phép lạ, hoặc không nhận ra phép lạ thì lòng dạ họ dễ lung lay, thay đổi. Phép lạ hằng ngày vẫn diễn ra : Ta có không khí để thở, nước để uống...Không phải là phép lạ ư ? Không khí và nước do đâu mà có, không phải do Chúa làm ra sao ? Chỉ cần thiếu không khí để thở, thiếu nước để uống là ta chết ngay. Ai đã từng trải qua cơn đói, cơn khát rồi thì dễ cảm nhận điều này.

Ơn phép lạ quả là nhiệm mầu. "Mọi sự đều có thể đối với người tin"(Mc 9, 23b).Đa số các phép lạ Chúa Giêsu đều nói rằng : "Lòng tin con đã cứu chữa con"- kèm theo lời chúc : "Con hãy về bình an !" (x Lc 8,48 v Mt 8, 13 v Lc 17, 19 v Mt 15, 28 v Mc 5, 34 v Lc 18, 42). Thật hạnh phúc cho ai được lãnh nhận phép lạ. Song, điều kiện để lãnh nhận phép lạ là gì ? Câu giải đáp bằng chính Lời Chúa : "Hãy tin vào Thiên Chúa mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi thì sẽ được như ý." (Mc 11, 23-24). - ở đây từ "như ý" được lặp lại 2 lần.
"Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý"( Jn 15,7 ).
"Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả". Có sách khác dịch rằng : "Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện thì anh em sẽ được"( Mt 21,22 ).
Ứơc gì mỗi người chúng ta đều hiểu được Lời Chúa, đều cảm nhận Lời Chúa một cách thẳm sâu và sống với tâm tình đơn sơ khiêm tốn, để ơn phép lạ của Chúa sẽ được ban cho.

P/S: Mời đọc thêm bài : "Năng lượng vũ trụ và việc chữa bệnh của Chúa Giêsu" trên nhãn "Bài suy niệm 3" của Blog này.

JB.SĨ TRỌNG.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Chùm thơ 43

ĐÊM

Trăng đã lên ngoài kia,
Trước gió ngàn vạn dặm
Đường về xa thăm thẳm,
Hy  vọng  vẫn  dâng  tràn...





NGÀY

Sáng nay sao đẹp quá,
Nhìn nắng hồng vụt lên
Mắt em xanh màu lá,
Khua nắng nhảy bên thềm.



NGỠ

Ngẫu hứng một phút làm thơ,
Còn hơn một thoáng tình cờ bỏ quên
Ánh trăng chiếu rọi trước thềm,
Lòng  ta  cứ  ngỡ  như  đêm  chưa  về ?





THANH ÂM MÙA HẠ

Lắng nghe câu hát dân ca,
Đêm về vỗ nhẹ cành đa đình làng
Hàng tre rủ tóc mênh mang,
Trăng Hè tỏa sáng, gió ngàn vi vu...

JB.Sĩ Trọng.



Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Khát vọng mùa thu

















Long lanh giọt nắng bên thềm,
Ru giấc mộng đẹp ngày êm ả ngày
Vui  buồn  nhẹ  lướt  tầm  tay,
Để bao hương gió chạm say lòng người.

Nghe lạ quá : Em còn đang bỡ ngỡ !
Một mùa thu trong đó có mây hồng
Mưa rưng rưng khi chiều qua ngõ phố
Và lá vàng rụng xuống dọc ven sông.

Mùa thu đến khi lòng anh lắng đọng,
Qua môi cười cháy bỏng những ước mơ
Lời Thiên Chúa dâng trào bao ý sống,
Và   con   tim   nuôi   khát   vọng   vô  bờ ...

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Thằng bé nghèo

Nhà văn Pháp Pécaut đã kể một câu chuyện thật cảm động mà chính ông vẫn ân hận mỗi khi nhớ lại chuyện xưa. Ông kể rằng:
Một hôm tôi vừa ra khỏi nhà thì một em bé trai 12 tuổi chạy đến van nài tôi mua giúp em một hộp diêm quẹt. Động lòng thương tôi rút ví ra định mua, nhưng tôi lại chỉ có toàn tiền chẵn. Tôi đang ngần ngại thì thằng bé nói ngay: “Không sao ông ạ, xin ông cứ vui lòng đưa tiền cho cháu, cháu sẽ chạy đi tìm chỗ đổi tiền rồi trả lại cho ông ngay”.
Tôi nhìn thằng bé gương mặt xanh xao của nó có vẻ thành thật đến mức tự hào. Tôi liền trao cho nó một đồng tiền vàng và nó chạy biến ngay về hướng cuối phố. 5 phút trôi qua, rồi 10 phút, tôi bắt đầu hồ nghi về sự ngay thẳng của thằng bé. Và nửa giờ sau thì tôi hết kiên nhẫn, bỏ đi tiếp tục cuộc dạo phố, lòng thầm nhủ sẽ chẳng bao giờ còn tin vào những bọn lêu lổng đầu đường xó chợ như thế nữa.
Buổi trưa, khi về tới nhà, đúng chỗ ban sáng thì tôi lại thấy một đứa bé hơn nữa, chỉ độ 8, 9 tuổi, khuôn mặt giống thằng ăn cắp như tạc. Nét mặt nó bộc lộ sự lo âu tuyệt vọng. Nó thổn thức nói với tôi: “Thưa ông, có phải ông đã đưa cho anh cháu một đồng tiền vàng không ạ? Đây là chỗ tiền lẻ. Chính anh cháu nhờ gửi lại cho ông. Chúng cháu đều là trẻ mồ côi nhưng không phải là bọn ăn cắp. Anh cháu không thể trao tận tay ông ngay lúc sáng là vì anh cháu đã bị xe đụng khi vội chạy đi tìm chỗ đổi tiền. Cháu… cháu sợ rằng anh cháu chết mất thôi…”. Tôi bàng hoàng vội hỏi thằng bé trong tiếng nghẹn ngào: “Thế bây giờ anh cháu nằm ở đâu? Dắt bác đến gặp anh cháu ngay đi”.
Tôi rảo bước gần như chạy sau em bé. Chúng tôi rời khỏi những khu phố giầu sang để lách vào những con hẻm lầy lội của một khu lao động nghèo khổ. Em bé dừng lại một căn lều xiêu vẹo. Trong một xó tối, tôi nhận ra thằng bé bán diêm quẹt ban sáng. Nó nằm dài bất động trên một đống áo quần cũ rách, mặt trắng bệch vì mất khá nhiều máu.
Tôi lặng lẽ cúi xuống hôn lên vầng trán bị giập nát vì vết thương của em. Tôi ân hận vì cái nhìn thiển cận của tôi. Tôi nuối tiếc vì sự đánh giá thiếu cân nhắc của mình. Nhưng tôi lại thầm cám ơn đời đã cho tôi gặp được một tâm hồn trẻ thơ vô cùng trong trắng ngay giữa cảnh đời nghèo khó và đau khổ đến cùng cực…


Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Cảm nghiệm mùa Thu

BÀI 1

Âm thầm trong gió mùa Thu,
Lắng nghe tiếng hát nơi khu rừng già
Những người họ đã trải qua,
Từ hai cuộc chiến quả là máu xương !



BÀI 2

Ru em giấc mộng Kinh thành,
Ngàn năm hoa dại mọc quanh lối về
Cỏ vàng phủ lối đường quê,
Dấu  tích  in  đậm  lời  thề  nước  non.



BÀI 3

Cách mạng tháng Tám mùa Thu,
Mùa Thu cách mạng mây mù vẫn giăng
Trung Thu còn đọng ánh trăng,
Mà  bao   đứa  trẻ   vẫn  nằm   ngủ  yên.



BÀI 4

Em ơi trước gió mùa Thu,
Ngàn cây lá đổ mịt mù khói mây
Trải qua lịch sử những ngày,
Chính quyền, chế độ... phơi bày thực hư.

JB.Sĩ Trọng.

Vị Linh mục mù

(Thường thì chỉ người sáng mới dắt được người mù. Ấy vậy mà có 1 người mù lại dắt được rất nhiều người sáng đến bến bờ yêu thương. Thiên Chúa lại hay viết thẳng trên những đường cong).
Thánh lễ Tạ ơn long trọng bắt đầu diễn ra với Bài ca Nhập Lễ.
Trên gian cung Thánh, bàn tay người linh mục trẻ đang lướt nhanh thoăn thoắt trên cuốn sách lễ Rôma in bằng chữ nổi Braille.
Mọi con mắt đổ dồn về phía bàn thờ.
Không gian yên ắng đợi chờ.
Không ít người cảm động chỉ chực rưng rưng nước mắt.
Trong phút chốc, một thanh âm đĩnh đạc đầy bất ngờ được cất lên dẫn cộng đoàn bước vào thánh lễ long trọng.
Thứ thanh âm được kết tinh trong nước mắt, tăm tối, khổ đau nhưng vẫn sáng ngời niềm hy vọng…
Đúng là Thiên Chúa đã viết thẳng trên những đường cong với bất cứ ai có tấm lòng thành tâm thiện chí. Ngài hay tuyển chọn những người tầm thường để làm rối loạn những kẻ mạnh mẽ.
Đó là những gì đã diễn ra trong thánh lễ Tạ ơn của Cha Dương, vị Linh mục mù.
Cha Dương, tên đầy đủ là Phêrô Phạm Văn Dương, sinh ngày 6/6/1973, tại xứ Rú Đất, hạt Bảo Nham, giáo phận Vinh, thuộc địa bàn xã Long Thành, Yên Thành, Nghệ An.
Ngài là con thứ 3 trong gia đình làm nông nghiệp và có tới 10 anh chị em.
Cuộc đời dâng hiến của Ngài bắt đầu từ mốc gia nhập dòng Anh em Đức Mẹ Về Trời (AA) kể từ năm 1998.
Sau một thời gian học tập tại Việt Nam, năm 2002, thầy Dương qua Pháp.
Thật không may mắn, đến năm 2004, khi đường tu còn dang dở, đau thương ập đến với người tu sỹ trẻ tuổi khi thầy bị một loại virus đặc biệt tấn công khiến đôi mắt trở nên mù hẳn.
Con đường ơn gọi tưởng chừng chấm dứt. Giữa lúc đau khổ cuộc sống, thầy Phêrô Dương vẫn một lòng tin tưởng vào thánh ý Chúa.
Con người lạc quan, có cách nói chuyện vui vẻ, hay đùa, hay tếu ấy không bao giờ đầu hàng số phận.
Và cuộc đời không phụ sự nỗ lực vươn lên và dấn thân miệt mài của vị tu sĩ mù.
Ngài được bề trên truyền chức vào ngày 14.10.2012 tại giáo xứ Hyppolyte, TGP Paris, Pháp quốc và chuẩn bị sứ mệnh phục vụ cộng đoàn tại Việt Nam.
Việc phong chức cho người khuyết tật hầu như “xưa nay hiếm”.
Nhiều năm trước, báo đài Công giáo loan tin một giáo phận Hàn Quốc quyết định truyền chức cho một chủng sinh khuyết tật để phục vụ anh em đồng cảnh ngộ. Dù sao, đó cũng là trường hợp hy hữu, rất đặc biệt.
Nhìn vào hành trình ơn gọi của tân chức Phêrô Phạm Văn Dương, con người nhận thấy Thiên Chúa đưa ra lời mời gọi và tuyển chọn không giống ai: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16).
Cha Phêrô quả là nhân chứng cho tình yêu thương dạt dào không bờ bến của Chúa. Thiên Chúa nhân lành đã “viết thẳng trên những đường cong” qua cuộc đời tưởng chừng như đi vào ngõ cụt của Cha.
Hàng ngày, Cha vẫn tự dâng Lễ và làm các việc mà không hề cần ai trợ giúp, ngoại trừ việc dắt lên dắt xuống.
Những ai chứng kiến thì hoàn toàn nể trọng, cảm động và thán phục Cha. Ngoài ra, Cha còn có năng khiếu giảng rất hay và ý nghĩa.
Nhiều người trong chúng ta, có lẽ không bị mù lòa về mặt thể xác như Cha, nhưng rất có thể, chúng ta đang bị mù tối về mặt tâm hồn.
Chúng ta bị mù tối về mặt tâm hồn khi vẫn chưa chịu nhận ra có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh chị em của ta cách sống động và sâu sắc.
Có nhiều người bị mù, mà lại không mù.
Có nhiều người không mù, nhưng lại bị mù.
Tất cả chúng ta luôn cần được Chúa đoái thương chữa lành.
Cha đã là tấm gương ngời sáng về sự vượt khó cho những người khổ đau khuyết tật và thậm chí cho nhiều người khỏe mạnh lành lặn khác.
Chúng ta cùng cúi đầu tạ ơn Chúa với Cha, chúc mừng Cha và cầu cho Cha mãi là vị mục tử tuy mù loà thể xác nhưng luôn chói sáng nơi tâm hồn về tình yêu thương, đó chính là yêu mến Thiên Chúa và xót thương con người. Amen.
Viết theo Nguồn: fb của Cha TINH MAI.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Chùm thơ 42













ĐEN TRẮNG

Cướp giật xô nhau giữa vũng đời,
Tranh giành quyền lợi để mà xơi
Mấy thằng dày mặt không mắc cở
Tự  trọng  chỉ  riêng  một  số  người.



TỪ THIỆN ?

Đi   làm   từ    thiện,   chữ    in    to
Mặc   áo   khoe   ra,   thật  lắm  trò
Mong có nhiều người trông biết đến
Hay  là  muốn  để  được  phân  phô ?



CỐ CHẤP

Nhiều người vội vã đạp chen nhau,
Như thể đua tranh chiếm ghế đầu
Đã   biết   đời   này   là   cõi   tạm,
Nhưng  rồi  họ  vẫn  cố  chen  nhau.



VÔ TÂM

Có tiền, mở miệng nói dễ dàng
Chẳng  sợ  làm  ai  bị  bất  an
Vui   vẻ   bạn   bè,  đi   đây   đó
Ở  nhà  cha  mẹ  ốm  kêu  than !

JB.Sĩ Trọng.

Đôi giày và cốc nước mía

Chiều làm về, trời nóng, anh tạt vào quán ngay gần công ty làm cốc café, chờ lát cho vãn người rồi về cho đỡ đông. Nhìn người ta chen chúc nhau mồ hôi nhễ nhại cũng ngán, lè lưỡi lắc đầu. Thế nên là thôi, nghỉ, làm hớp đã, đang khát!
- Chú ơi đánh giầy không chú?
- ưmmm… Anh vừa cúi ngậm uống hút vừa lắc đầu.
- Rẻ mà chú, con chỉ xin cái bánh mỳ ăn cho đỡ đói thôi…
- Giầy chú sắp cho vào bảo tàng đến nơi rồi, thử hỏi người khác xem nhé!
Anh cười nhìn nó, nó xị mặt nhìn anh, buông thõng 2 vai có vẻ mệt mỏi rồi thất thểu đi ra mé cửa ngồi. Mụ chủ quán ngồi ngay đó cất giọng chua ngoa: - Đi chỗ khác kiếm ăn đi 2 cái thằng kia! Chúng mày ngồi đó án ngữ thì ai dám vào hàng nhà tao nữa. Hãm vừa chứ!!!
Đúng là cái miệng xinh không đồng nghĩa với những lời nói đẹp. Nó hắt hủi thân phận của đồng loại. Anh với tay lấy chùm chìa khoá trên bàn gọi thanh toán, mình cũng đếch thèm ngồi ở cái quán này lần nào nữa luôn. Hãm!!! Lao xe theo hướng 2 đứa nhỏ đi để tìm mà mãi không thấy. Quái! vừa thấy ở đây xong ngoắt cái đã không thấy đâu, bọn này nó bay đi chắc?? Anh tự hỏi.
- Chú ơi…
Anh giật mình, quay lại thấy thằng bé con đang ngồi sát ngay sau vách tường lúc nãy chìa tay ra.
- Sao lại ngồi đây? Anh cháu đâu?
- Anh đi kiếm đồ ăn rồi, chú ơi …đói…!!!
Tội nghiệp, thằng bé còm nhom, chắc chỉ tầm 3- 4 tuổi, bằng đứa cháu con ông anh trai anh là cùng. Đáng lẽ ra bây giờ nó phải đang được chăm sóc ăn uống đầy đủ, được đi mẫu giáo, có bố và có mẹ bên cạnh như bao đứa trẻ khác. Thế mà… Anh lần túi quần ra đc hơn 30k đưa cho nó: - Này cháu, cầm bảo anh đi mua đồ ăn cho nhé!
- KHÔNGGG!!!
Chưa kịp đưa đến tay thằng bé thì thằng anh từ đâu chạy lại giật tay thằng em vào. - Con cám ơn chú nhưng anh em con không dám nhận đâu ạ. Bọn con đâu phải ăn xin. Chú có lòng tốt thì để con đánh giầy cho chú. Giọng nó có vẻ dứt khoát.
- Thế mày định để cho em nó đói chết à thằng kia???
Nó cúi gằm mặt xuống không nói gì. Thằng em thì cứ cầm lấy tay anh giật giật. Anh bước gần đến ấn tiền vào tay thì nó lại hẩy ra xong quay ra ôm lấy thằng bé. - Thôi được rồi, haiz, thế qua quán nước mía kia ngồi chú trả công đánh giầy và mời 2 thằng nước mía. Được chưa???
Nó lí nhí: - Vâng, thế thì được ạ.
Vừa đặt cốc nước mía xuống bàn 2 đứa nó hút 1 mạch hết sạch, còn toàn đá. Anh quay qua chị bán nước giơ 2 ngón tay ý ra hiệu thêm 2 cốc nữa, chị hiểu ý ngay, gật lia lịa.
Đợi 2 cốc nước nữa đến, anh bắt chuyện. - Uống từ từ thôi không lạnh cổ, về đau họng đấy. Ngon ko?
- Dạ. Ngon ạ! Thằng bé con mút chùn chụt rồi quay sang anh. - Nước mía ngon quá anh hai, thế mà hôm trước anh bảo đắng lắm!!!
Nó cười hề hề rồi xoa đầu em. Thấy cốc thằng em đã gần hết, nó lấy cốc của mình đổ sang cho em.
- ơ, anh hai không uống à?
- Không, anh không thích uống nước mía. Em uống nốt đi.
Nó nhìn xuống chân anh. - Giầy chú bẩn quá rồi, con đánh giầy cho chú nha.
- Ok! hy vọng nó còn đánh được. Không cần sạch quá đâu.
Anh vừa tụt đôi giầy vừa xỏ đôi dép tổ ong nó đưa. Mặt nó đen nhẻm, nhưng nhìn kỹ khá sáng sủa. - Cháu bao tuổi? - Tám chú ạ. - Tám? - Dạ - Quá nhỏ!
Nó cười trừ - Con lớn rồi mà.
- Mà sao cháu cứ xưng con với chú thế? Chú đâu quen cháu nhỉ.
- Mẹ con bảo ra đường gặp người lớn phải xưng con hết, phải lễ phép với người lớn tuổi, mình không có gì thì cũng không để người ta coi thường được. Xưng con để thấy con người gần gũi nhau hơn chú ạ.
Anh tay chống cằm thở dài. Mình còn cố chấp hơn 1 đứa con nít. - Thế mẹ cháu... à con đâu? nhà ở đâu?
- Mẹ con mất rồi ạ, gần 2 năm nay rồi. Nhà con ở đằng kia, nhưng bị phá rồi chú ơi. Người ta giải tỏa rồi, giờ tụi con ngủ ở sau chợ.
- Thế bố? bố đâu?
- Con không có bố. Lúc sinh ra đến giờ con chỉ biết có mẹ thôi. Con ko được đến trường, mẹ dạy con viết, dạy con làm toán, cái gì mẹ cũng dạy con hết
Nó vừa nói, 1 tay luồn vào trong giầy, 1 tay quệt xi thoăn thoắt, mặt trùng xuống. Anh cũng thôi, chẳng hỏi thêm nữa, quá khứ của mẹ nó chắc nó cũng chẳng biết đâu mà hỏi làm gì, nhưng trong đầu anh thì hiện lên cả đống giả thiết: nào là mẹ nó bị gã nào lừa xong không chịu cưới, bị nhà chồng hắt hủi hay cũng có thể người nhà ruồng bỏ… Nhưng có điều, anh chắc chắn đó là một bà mẹ tốt. Cứ nhìn cách thằng bé ăn nói và đối xử với người khác thì biết, hẳn nó phải bị ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ. Anh bế thằng bé con lên cho ngồi lên đùi, nó cười, nụ cười như chưa từng được một lần như thế. Nó còn bé quá, còn chưa biết gì đang ở phía trước đợi chờ nó.
- Con định tích góp tiền để bữa nào nó lớn cho nó đến trường chú ạ, con không muốn nó giống như con. Nhưng mà sao giờ người ta khó quá, trước 1 ngày con đánh được hai chục đôi mà giờ chỉ được năm, sáu… Hôm mưa thì có khi chẳng đôi nào. Không có cái cho nó ăn nên nó còm nhom chú ạ.
- Haizzz…Mà sao nhìn 2 đứa chả giống nhau nhỉ??
- Dạ, con nhặt được nó ở góc chợ, nó khóc to lắm, con không biết ai để nó ở đấy nữa.
- Sao không đem nó trả lại, con có nuôi nổi nó đâu.
- Biết người ta ở đâu mà trả hở chú? Người ta đâu có thương nó, bỏ nó giữa chợ thế kia còn gì. Ít ra con còn có chỗ ngủ, kiếm được cái ăn cho nó. Nó chẳng có gì.
- Xong rồi chú. Có mấy chỗ con chà mãi không sạch.
- Ừ, nó nát rồi thì sạch sao được, thế này là tốt lắm rồi, chú cảm ơn. Hết bao nhiêu chú gửi tiền nào?
- dạ, 7 ngàn chú. Nhưng thôi ạ, chú cho anh em con uống nước mía coi như hoà rồi ạ.
- Hoà là hoà thế nào, nước mía là chú mời bọn mày. Đây, ví chú còn có ngần này, cầm lấy đưa e đi ăn cơm đi. Tối rồi.
- Sao nhiều thế chú, con không dám cầm đâu. Mẹ con mắng đấy!
- Sao con bảo mẹ con mất rồi??? Không được nói dối nha, xấu lắm đấy.
- Con không nói dối, mẹ con vẫn ở đây mà.
Nói rồi nó thò tay vào túi áo lôi ra cái ảnh be bé đen trắng có hình người phụ nữ tóc dài, đôi mắt buồn nhìn rất hiền. Lần đầu tiên anh thấy những tia nắng vàng cuối ngày nó nặng trĩu trên khoé mắt đến thế… Anh xoa đầu nó: - Cầm lấy, coi như chú đặt trước cả tháng, mai lại đánh giầy cho chú nhé.
Nó lưỡng lự một hồi, cuối cùng cũng chịu cầm rồi lí nhí: - Thế mai con sẽ đánh giầy cho chú nữa. Con cám ơn chú!
- Ừ…
Thằng anh cầm tay thằng em lũn cũn đi theo. - Bữa nào kiếm được tiền mình đi uống nước mía nữa nha anh hai, ngon lắm!!!
Anh nghe mà chẳng nhấc chân được lên. Giá mà ngay lúc này chú có thể làm được điều gì đó tốt hơn cho 2 đứa. Cảm ơn con, hôm nay là ngày may mắn của chú, con đã chỉ lại cho chú một con đường mà chú dường như đang mất dần niềm tin vào cái xã hội này. Chú vẫn tin là có điều kỳ diệu trên thế giới này, và con là một ví dụ. Cố gắng lên nhé! Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi…
Theo benh.vn

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Tình thu phố núi




Chuông chùa rung động cành cây
Xa  xa  tiếng  thác  đổ  ngày  và  đêm
Một  vùng  đất  mẹ  bình  yên,
Mà nghe như có nỗi niềm riêng tư
Đi   qua   phố   cổ   mịt   mù,
Sương giăng bến đợi tình thu vẫn còn.

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Chùm thơ 41

THAY ĐỔI QUÁN TÍNH

Lá xanh cũng đến khi vàng,
Lìa cành lá rụng ngập tràn lối đi
Biển  đời  dẫu  có  phẳng  lì,
Gặp lúc giông bão cũng thi nhau gào.



CÂU HỎI THỢ SĂN

Thợ  săn  đang  ăn  thịt  chó  săn,
Mặt ghế chao nghiêng khó giữ bằng
Trấn  áp   lũ  này   còn   lũ   khác,
Một bầy ! - Thanh toán được mấy băng ?



CHIẾN TRANH

Chiến tranh không phải chỉ trò chơi,
Mà chính nhân dân mới khổ đời
Bom  đạn  cày  lên  người  vô  tội,
Những  người   có  tội  vẫn   lơi khơi.



SỰ MÊ HOẶC

Đời  cám dỗ  nghe  nhiều  câu  thủ thỉ,
Gác  tay  lên  thấy  gối  mộ  cận  kề
Nhạc Trịnh vang xa "nối vòng tay quỷ"
Kẻ  lầm đường  ngủ nghỉ  vẫn  còn  mê.

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Thầy ở đâu - Hãy đến mà xem


 X Lời Chúa: (Ga 1, 35-42)                                                                                                                                                    35 Khi ấy, ông Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36 Thấy Ðức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa". 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Ðức Giêsu. 38 Ðức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Rápbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?" 39 Người bảo họ: "Ðến mà xem". Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều.40 Ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Ðức Giêsu. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Simon và nói: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Mêsia" (nghĩa là Ðấng Kitô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Ðức Giêsu. Ðức Giêsu nhìn ông Simon và nói: "Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha" (tức là Phêrô).

X Suy Niệm
Ðoạn Tin Mừng này đã được Ðức Thánh Cha
dùng làm bài suy niệm cho ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XII.
Ðể gặp được Ðức Giêsu, cần có người giới thiệu.
Gioan đã giới thiệu Ðức Giêsu cho hai môn đệ của mình.
Ông Anrê cũng đã giới thiệu Ðức Giêsu cho em là Simon,
và dẫn ông này đến gặp Ngài.
Chẳng ai thực sự gặp được Ðức Giêsu
mà lại không mong giới thiệu Ngài cho người khác.
Ðức Giêsu là kho tàng cứ mãi lớn lên khi được san sẻ.
Hạnh phúc của Gioan Tẩy giả và Anrê
là thấy Ðức Giêsu và người mình giới thiệu gặp nhau.
Họ chấp nhận tự xóa mình.
Gioan chấp nhận chia tay với hai môn đệ yêu dấu.
Anrê sau này chẳng được nổi tiếng bằng Simon.
Theo lời giới thiệu của Gioan, hai ông đi theo Ðức Giêsu.
Chẳng rõ họ đã đi theo bao lâu và bao xa.
Họ rụt rè không biết bắt đầu câu chuyện thế nào.
Ðức Giêsu thấy sự lúng túng dễ thương của họ.
Chính Ngài đi bước trước, mở đầu cuộc đối thoại.
Các anh tìm gì thế ?
Câu hỏi này bắt họ phải trở lại với lòng mình,
phải ý thức về nỗi khát khao đang chi phối mình.
Tôi đang tìm gì ? Tiền bạc, tiếng tăm, thỏa mãn?
Hay tôi đang tìm một Ai đó cho đời tôi một hướng đi?
Ðức Giêsu gợi chuyện để họ bày tỏ khát vọng của mình.
Thưa Thầy, Thầy ở đâu?
Câu hỏi này tương đương với một câu trả lời.
Chúng con muốn biết nhà của Thầy, muốn đến thăm Thầy.
Ðến nhà một người là đi vào thế giới của người đó.
Hai ông không chỉ muốn biết Ðức Giêsu qua lời Gioan.
Họ muốn đích thân gặp gỡ Ngài.
Chuyện này không ai làm thay được.
Hãy đến mà xem.
Ðức Giêsu không giấu hai ông về thế giới của Ngài.
Lời mời này vẫn vang vọng đến tai chúng ta.
Ðừng sợ đi theo Ðức Giêsu để đến nhà Ngài.
Ðừng sợ trao đổi với Ngài như một người bạn.
Nơi nào có những người nghèo khổ, bị bỏ rơi,
những người cô đơn, bị khinh miệt hay phản bội,
những người khác văn hóa và tôn giáo,
nơi đó là nhà của Ðức Giêsu.
Họ đã đến xem và đã ở lại.
Hai ông đã nhận lời mời ngay lập tức.
Không có khoảng cách giữa ước muốn và thực hành.
Chúng ta chẳng rõ chi tiết của cuộc hạnh ngộ này,
nhưng chắc chắn đó là một kỷ niệm không quên.
Kinh nghiệm của hai ông cũng là của mọi Kitô hữu.
Chúng ta phải được giới thiệu Ðức Giêsu,
phải đích thân gặp Ngài,
và phải trở nên người giới thiệu Ngài cho thế giới.

X Gợi Ý Chia Sẻ
"Các anh tìm gì thế?" Theo ý bạn, người trẻ hôm nay đang làm gì? Ðang tìm ai? Nơi bản thân bạn, đâu là mối bận tâm lớn nhất của bạn hiện nay?
Bạn có tin Ðức Giêsu có thể đem lại câu trả lời cho những vấn đề sâu xa nhất của bạn không? Bạn có tin Ðức Giêsu có thể đem lại bình an cho thế giới hôm nay không?

X Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại
chọn những cầu thủ bóng đá,
những tài tử điện ảnh
làm thần tượng cho đời mình.
Hôm nay
Chúa cũng muốn biết chúng con chọn ai,
và chúng con thật sự đắn đo
trước khi chọn Chúa.
Bởi chúng con biết rằng
chọn Chúa là lội ngược dòng,
theo Chúa là bước vào con đường hẹp:
con đường nghèo khó và khiêm nhu,
con đường từ bỏ và phục vụ.
Hôm nay, chúng con chọn Chúa
không phải vì Chúa giàu có, tài năng hay nổi tiếng,
nhưng vì Chúa là Thiên Chúa làm người.
Chẳng ai đáng chúng con yêu mến bằng Chúa.
Chẳng ai hoàn hảo như Chúa.
Ước gì chúng con can đảm chọn Chúa
nhiều lần trong ngày,
qua những chọn lựa nhỏ bé,
để Chúa chiếm lấy toàn bộ cuộc sống chúng con,
và để chúng con
thông hiệp vào toàn bộ cuộc sống của Chúa. Amen.


Tác giả: Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Chùm thơ 40

DƯ ÂM

Em về nắng dệt chiều hoa
Sương đêm nặng trĩu ướt nhà lầu cao
Phiên âm lời hát ngọt ngào,
Tai nghe văng vẳng tiếng chào hồn nhiên.



TIẾNG THU

Thu  xếp  lại  chờ  em  về  một  cõi,
Nắng vàng thu, thu chiếu dọi bên thềm
Thu long lanh, vần thơ anh vắn vỏi
Nhận  ngôn  từ  thu  nấc  tiếng  dịu  êm.



@LINH MỤC QUEN THÂN

Mời   Cha   đọc   lấy   cho   vui,
Vụng về con viết dệt lời vậy thôi
Văn chương chữ nghĩa một thời,
Khi nào khép lại để đời luận soi.

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Bất công

SỰ ĐÊ TIỆN ĐÃ LÊN ĐẾN TẬN CÙNG
Hôm nay, toàn khán phòng của Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ồ lên khi nghe đến đoạn "không khởi tố Phạm Công Trung vì lý do nhân đạo"
- Đây là vụ án kinh tế lớn nhất lịch sử ngành Ngân hàng với tổng thiệt hại hơn 17.000 tỷ đồng.
- Cùng với Phạm Công Danh, Phạm Công Trung lập ra hàng chục công ty ma, để rút ruột ngân hàng 17.000 tỷ đồng. (Ngân hàng này được nhà nước mua lại, nên món nợ này đổ vào đầu dân).
- Trung nổi tiếng là ăn chơi trong giới đại gia khi mua 1 lúc 27 cái đồng hồ Patek Philips với giá trị hơn 8 tỉ VND 1 cái. Rượu ngoại mua 1 lần hơn 10 tỉ, tiền và gái không kể đâu cho hết.
Thế nhưng, trái với mong đợi của người dân, kẻ đê tiện ăn trên xương máu của nhân dân này vẫn nghênh ngang, như chưa từng xảy ra vụ án.
Đau xót nhất, khi hắn được miễn tội "vì lý do NHÂN ĐẠO"!
Vậy, ai sẽ nhân đạo với chúng ta?

Nực cười công lý thời ni
Đói đi giựt ổ bánh mì, nhốt ngay!
Tuổi thơ khổ ải ai hay!?!
Lại tha lũ cướp, lung lay đạo Trời.
Mười bảy ngàn tỷ ai ơi!
Vì " tính nhân đạo", buông tay pháp quyền.
Trắng đen thế sự đảo điên
Con dân trăm cảnh muộn phiền đớn đau! 😥