Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Chùm thơ 61

TẶNG NGƯỜI MUA DIÊM

Hãy mua diêm đi bạn,
Đốt lên giữa cuộc đời 
Nhìn những tia vệt sáng
Lòng ngập tràn yên vui.



SỢ MẤT

( Viết cho gioitreconggiao.org )

Tôi  sợ  có  ngày  phải  mất  em,
Nên tôi nhắn gởi mọi người xem
Biết bao suy nghĩ đầy tâm huyết,
Xin chớ  vô tình, chớ  lãng quên.



VÔ VI

Tình  yêu  như  một  cõi  vô vi,
Ta  thấy  thân  ta  được  độ  trì
Ngài đến nhẹ nhàng và dễ chịu
Hương tình mát dịu, đẹp lưu ly.



ĐỜI SỐNG LINH MỤC

Linh  Mục  là  người  được  sai  đi
Đêm nghe  tiếng gió thổi  thầm thì
Một mình cô độc trong phòng vắng
Có   Chúa   êm   đềm   bạn   cố  tri.



BẬT MÍ SỰ GIẢI MÃ

Tôi cũng  yêu thơ  suốt một thời
Mà không  giải mã  được  gì  tôi
Chỉ có ơn lành trong Thiên Chúa
Ngài mới cho hay một kiếp người.

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Trăng mùa Giáng Sinh









Trăng rót mật  trời đêm linh thánh,
Chúa Giáng Sinh cứu độ nhân trần
Hang  Bêlem  bò  lừa  ướt  lạnh,
Đức Mẹ nhìn Thiên Chúa hóa thân.

Đồi cao trăng nở thở hơi sương,
Lan tỏa từ xa xuống vệ đường
Trăng đẹp mơ hồ như thác nước
Tơ vàng dải lụa quyện trên mương.
 
Dẫu cho huyền thoại gọi thời gian,
Thì  cũng  không  ai  dễ  sẵn  sàng
Chỉ có một mình Con Thiên Chúa,
Mới đem  hạnh- phúc- thật  bình an.

Đại dịch  tràn lan  khắp  thế trần,
Giáo đường vang vọng tiếng chuông ngân
Ngôi Lời ngự đến - Ơn mầu nhiệm,
Đời  sống  con  người  được  cách  tân.

Trăng rải lụa mềm lên cỏ xanh,
Gió  ru  cây  lá  động  lay  cành
Hài Nhi cất tiếng, đêm Đông vắng
Máng  cỏ  Chúa  nằm, ai  ghé  thăm ?

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Mừng Chúa Giáng Sinh













Sinh ra trong cảnh nghèo hèn,
Kinh thành David đêm đen lạnh lùng
Tuyết rơi phủ trắng cành thông,
Bò lừa nằm cạnh Hài Đồng Giêsu
Làng quê sương khói mịt mù,
Mục đồng báo thức, Ba Vua bái chào
Thiên Thần cất tiếng ngợi rao,
Hát ca chúc tụng Ngôi Cao Chúa Trời
Hôm nay Ngài đã xuống đời,
Ban  cho  nhân  thế  những lời  bình an
Cầu chúc Ơn phước ngập tràn,
Niềm  vui  ân  sủng  hòa  chan  mọi  nhà.

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Đức Maria, Tình yêu và Ơn Cứu độ


1. Đức Maria -Mẹ Vô nhiễm :
Đã qua ngày 8 tháng 12 - ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm, nhưng tôi lại suy tư về Đức Mẹ vô nhiễm. Không hiểu vì sao đến thời điểm này, người Tin Lành vẫn không tin Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Không những thế, vẫn còn nhiều người khác không những không tin Mẹ vô nhiễm, mà còn thiếu lòng sùng kính đối với Mẹ nữa. Họ cứ cho rằng : Một người đàn bà trong nhân loại, làm sao không nhiễm bởi tội tổ tông ? Ôi thật là ngược ngạo ! Bản thân con người tội lỗi đi suy tư và xét đoán ý định khôn ngoan của Thiên Chúa ( TC ) : Đức Maria - Đấng vẹn sạch, vẹn tuyền - Đấng mà Thượng Đế từ thuở đời đời đã chọn và gìn giữ để xứng đáng làm Mẹ của Ngài.
Thử nghĩ xem : Giả sử, giữa khu rừng có một con suối. Ai muốn băng qua thì cũng phải lội xuống, khi lội không ai tránh khỏi nước bị dính chân. Chúa Giêsu không cần phải lội vì Ngài đi bộ được trên mặt nước. Đức Mẹ là người được Chúa Giêsu bồng qua con suối ấy nên Mẹ không bị nước dính chân - Với câu chuyện này ta nói Đức Mẹ vô nhiễm được không ?
Có một giáo họ khi làm tượng Mẹ Nữ Vương, hình ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu : Đức Mẹ đầu có đội triều thiên mà Chúa Giêsu lại không có. Biểu tượng này có thể bị thiếu do cách hiểu, cũng như người ta nhìn nhận Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, mà lại nói rằng : Mẹ không phải là Mẹ TC và Mẹ cũng không vô nhiễm tội tổ tông.
Thánh Kinh cho biết : Ngôi Cha đã thu gom nước lại một nơi và gọi đó là "Biển"( x St 1,9-10 ). Ngài cũng đã tổng hợp tất cả mọi ơn thánh trong một Người nữ là Maria. TC toàn năng đã thu tích tất cả những gì là mỹ miều xinh đẹp, tươi vui, cao quý nhất, kể cả Con Một yêu dấu của Ngài vào trong Maria, như nơi một kho tàng quý báu vô tận, chẳng lẽ nào Maria không vô nhiễm sao ?

2. Sự kết hợp của Chúa vào công trình Cứu độ :
TC không buộc ta phải nhận Chúa Kitô. Người vẫn tôn trọng sự tự do mà Người đã ban cho, không ép buộc. Và để cho Con người được ở một vị trí trung gian hoàn toàn, Chúa đã muốn có một người đại diện cho tất cả chúng ta tình nguyện nhận lấy việc làm môi giới của Con người và làm cho có hiệu quả đối với chúng ta. Người ấy chính là Đức Maria, nhờ tiếng "Xin vâng" mà Mẹ đã thưa khi Sứ thần Chúa đến truyền tin cho Mẹ ( x Lc 1,28-38 ). Bởi tiếng "Xin vâng" ấy Mẹ đã ưng thuận tham dự vào việc Cứu độ, tức là vào việc cứu chuộc mỗi người chúng ta vậy. Thiên Chúa đã tạo nên tâm hồn các bà mẹ, Ngài cũng thừa hiểu địa vị của các bà trong đời sống trần gian của chúng ta. Ngài biết các bà mẹ yêu ta thế nào và đời sống chúng ta tươi đẹp biết bao, nhẹ nhàng biết bao khi chúng ta có mẹ ở bên ( Khi mẹ tôi mất, tôi cũng cảm thấy hụt hẩng vô cùng ). Vì vậy TC cũng không muốn cho đời sống siêu nhiên mà Ngài sắp trả lại cho chúng ta nhờ Con người, phải kém vẻ gia đình, kém phần âu yếm, kém sự dễ chịu hơn đời sống tự nhiên của chúng ta. Vì thế TC muốn dùng Đức Maria làm một Bà mẹ trong việc Cứu thế của Ngài. TC muốn kết hợp Đức Mẹ vào việc Cứu chuộc một cách chặt chẽ đến nỗi người ta không thể tách Người ra khỏi việc Cứu chuộc được.
Đấy là tất cả những sự mầu nhiệm về Đức Maria.
Mẹ Maria không phải là cái gì thêm vào cho Chúa Kitô, Người là phương tiện cần thiết để Chúa Kitô được làm người. Chúa Kitô chỉ là người vì là con Đức Maria.
Học về Chúa Kitô mà không nói đến Mẹ Ngài là một thiếu sót lớn, tức là tự ý không muốn hiểu Ngài, tức là cắt đứt việc Cứu thế của Ngài. Cũng như học về Đức Maria mà bỏ qua Chúa Kitô, tách biệt Mẹ ra khỏi Chúa Kitô tức là không thể nói gì về Chúa nữa.
Bởi đấy, ta phải công nhận Đức Maria cần thiết hẳn cho công việc Cứu chuộc, vì TC đã muốn như vậy, và bất cứ việc gì TC cũng làm một cách hoàn hảo. 

3. Giao thoa phẩm chất nhân loại và thiên tính :
Chẳng những Chúa phải nhờ Đức Maria cho Ngài một thể xác như chúng ta phải nhờ Mẹ trần gian của chúng ta sao ? Hơn nữa, Chúa còn phải nhờ tất cả những gì tốt đẹp trong bản tính nhân loại của Ngài nữa, vì Ngài vừa là người thật vừa là TC thật.
Quy luật truyền sinh từ ngàn đời chi phối đời sống chúng ta và khiến cha mẹ chúng ta cho chúng ta một thân xác nhất định, một nét mặt, một tính khí nhất định, và do đó những khuynh hướng tư tưởng, hành động và ước muốn cũng ảnh hưởng nhất định - luật tự nhiên đó có lẽ cũng phần nào chi phối, làm ảnh hưởng Chúa Kitô - Ngài đến để mặc lấy bản tính chúng ta, để trở nên giống chúng ta; để chia sẻ trọn vẹn thân phận và cuộc sống con người, chẳng lẻ nào Chúa lại lướt qua cái quy luật tự nhiên ấy ? Không, về phương diện loài người, Chúa từ cung lòng Mẹ sinh ra, Chúa trở nên giống hình ảnh của Đức Maria trước, cũng như về phương diện TC, sau đó Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Cha vậy. 
Vì Đức Maria là người độc nhất sinh ra Chúa Giêsu về thân xác, nên luật truyền sinh chi phối đời sống của Ngài phải là nét đẹp tuyệt vời của Mẹ. Ở Nazareth khi xem thấy Chúa Giêsu, chắc người ta đã phải nói rằng :"Ngài giống Mẹ Ngài như đúc", về nét mặt, dáng đi, cung cách, bộ dạng cũng như về cử điệu, lời ăn tiếng nói...
Chúa Giêsu thích cảnh thiên nhiên : Ngài dễ xúc động, Ngài có kiểu nói rất giàu hình ảnh, Ngài thích đề cập đến hoa huệ đồng, đến mùa lúa chín, đến chim trời cá biển, đến cây nho xanh tốt, đến cây cải cành lá xum xuê, chim muông tới đậu và làm tổ, đến mặt trời huy hoàng, đến bình minh tráng lệ... Nhất là Chúa có sức hấp dẫn, có tài thu hút thiếu nhi, người tàn tật, kẻ phong cùi, người ốm đau, những tội nhân... Phẩm chất đó phải nhờ ở thiên tính của Ngài, nhưng cũng phải nhờ ở Mẹ Ngài nữa.

4. Đặc ân chia sẻ vinh quang và hạnh phúc :
Nhưng, như một người con thảo, Chúa Giêsu đã biết báo đền ơn Mẹ. Từ đời đời TC thấy được việc sáng tạo thế giới, việc loài người sa ngã và việc Cứu chuộc. Do đó từ đời đời, Chúa Con cũng đã biết trước Mẹ Ngài và đã yêu mến Người Mẹ đó.
Sau khi loài người sa ngã phạm tội, TC hứa ban Đấng Cứu Thế xuống với loài người, chính lúc ấy TC cũng nghĩ tới Đức Maria.
Chúa Giêsu muốn cho Mẹ Ngài được ơn Vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc mới đầu thai, để ngay từ lúc rạng đông, việc Cứu chuộc đã là một thắng lợi hiển hách đối với tội lỗi. Chúa Giêsu muốn cho Mẹ Ngài không vương mắc một tì vết tội lỗi nào và hoàn toàn thánh thiện để không gì có thể làm cản trở sứ mệnh Làm Mẹ của Người. Trong 33 năm sống ở trần gian, Chúa Giêsu đã dành 30 năm để sống gần gũi với Mẹ Ngài. Nhờ lời Đức Mẹ bầu cử Chúa đã làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana ( x Jn 2,6-9 ). Lúc hấp hối trên thánh giá, Chúa đã muốn cho Đức Mẹ được đứng bên cạnh để Người được cộng tác vào việc Cứu thế cho đến cùng. Từ trên thánh giá Chúa trối chúng ta cho Đức Mẹ, nhưng cũng trối Đức Mẹ cho ta ( x Jn 19,26-27 ). Chúa lại muốn chính xác Đức Mẹ đồng trinh được ngồi bên cạnh Ngài trên trời, chứ không chịu chờ sự vinh hiển ấy mãi trong ngày tận thế. Các ân sủng của Chúa, Ngài cũng không muốn ban phát một mình, nhưng cùng với Đức Mẹ để Đức Mẹ trở nên Đấng chuyển ơn TC ( x Kh 22,17 ).
Đức Maria không phải chỉ là cái gì thêm vào việc Cứu chuộc hay chỉ là người đứng bên cạnh Chúa Kitô. Coi Người là vị trung gian giữa Chúa Kitô và ta lại càng không phải. Đức Maria ở trong chính sự Cứu chuộc.
Nếu Chúa Kitô phải có một địa vị ở trong đời ta, thì Đức Mẹ cũng phải có một địa vị nữa : bởi vì Mẹ và Con không thể lìa nhau được.

5. Lời kết : 
Tôi còn nhớ lời Đức cố HY Phanxico Savie Nguyễn văn Thuận viết trong cuốn "Đường hy vọng" : "Đức Maria không là gì cả nếu con của Người không phải là Chúa Giêsu". Đức Mẹ chẳng mắc nợ gì nhân loại, Mẹ chỉ biết cho đi, cho đi ngay cả Con yêu dấu của mình nữa, trong bản tính này có phần nào giống bản tính Chúa Cha : không gì khác ngoài mục đích để Cứu chuộc nhân loại. Ý định ngàn đời của TC. "Sự gì TC kết hiệp thì loài người không được phân ly"( Mt 19,6 ) - Câu nói này của Chúa Giêsu, có ý nói về hôn nhân, tuy nhiên cũng đúng với trường hợp Đức Maria - Mẹ Ngài, và Giêsu - Con Mẹ, sự kết hợp hai nhân vật này không thể tách rời nhau trong chương trình và ý nghĩa Cứu độ. Qủa thật, qua Đức Mẹ ta thấy được Tình yêu và ơn Cứu độ. Chúng ta phải nhờ Mẹ Maria mà kết hiệp với Chúa Giêsu, vì Mẹ Maria đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần. Sở dĩ thời khắc hiện tại Chúa Thánh Thần không thực hiện được nhiều việc lạ lùng nữa, là vì trên thế giới nhân loại không liên kết mật thiết với Mẹ Maria, Hiền thê của Chúa Thánh Thần.
Cầu xin Tình yêu, lòng thương xót, sự khoan dung tha thứ của Chúa và Mẹ để nhân loại ngày nay được Chúa Thánh Thần biến đổi trở nên tốt đẹp hơn; xua tan những hận thù, tranh chấp và đố kỵ.

Ta hy vọng trần gian này ngắn ngủi
Vẫn còn mơ ánh sáng cảnh trời thơ
Ngày mai trong áng mây xanh thẳm
Có  bóng  Nàng Tiên  đứng  đợi chờ...

Mẹ vẫn dang tay đứng đợi chờ chúng ta. Cùng với Giêsu - Con Mẹ, lúc nào cũng đợi chờ chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, con suy niệm những ý tưởng này và hằng tạ ơn TC vì Ngài ban cho con được ánh sáng của Chúa Thánh Thần để nhìn nhận sự thật và xin được ơn sức mạnh để trung thành. Amen !

JB.SĨ TRỌNG.
P/s : Không đi Tà-pao được nên quyết tâm làm một việc gì đó để xin ơn chữa lành bệnh. Đó là lý do tôi viết nên bài viết này.
        *Tay trái bị đau được Mẹ chữa lành lúc 22h45'. Con xin Tạ ơn Đức Mẹ !

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

Chùm thơ mùa Vọng

LỆ MƯA

Mưa rót giọt vào hồn,
Muốn tỏ tình cầu hôn
Nếu tâm hồn chai đá,
Thì mưa chỉ biết buồn.



THAO THỨC

Khi bước vào giấc ngủ,
Mà nghe Chúa gọi thầm
Thì đêm không thấy đủ,
Để   ngỏ   lời   tri   âm.



BẤT NGỜ

Nếu hồn đang say ngủ,
Chủ nhà đến viếng thăm
Bất  ngờ  như  kẻ  trộm,
Hỡi  ai  yên  giấc  nằm !



TRI TÂM

Tri âm còn muốn ngỏ tri tâm,
Viết mấy vần thơ vướng bụi trần
Chỉ có tình ta mới hiểu được :
Ơn Ngài sâu đậm biết bao năm !

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Đức Mẹ và quyền phép ?

( Tặng Mauri và những người bạn Tin Lành của tôi )



Ai cũng biết : Đức Maria là Thánh nữ Đồng trinh, vì qua Kinh Thánh đã nói rất rõ. Ngay cả những người Tin Lành họ cũng không thể phủ nhận. ( Mời đọc thêm bài "Người Mẹ trong ý định đời đời của Chúa" trên nhãn "Bài suy niệm 4" hoặc nhãn "Mẹ Maria" của blog này ).

Tuy nhiên, có một điều người Tin Lành còn băn khoăn : Đức Maria và quyền phép của Người. Họ không tin Đức Mẹ có quyền phép để ban cho nhân thế ơn này ơn kia. Gần đây, tôi có hướng dẫn một người Tin Lành vào đạo Công giáo, anh ta cũng bày tỏ quan điểm ấy. Tôi hỏi anh ta : Anh có tin Thánh Phêrô và Phao lô có quyền phép không ? Anh ta ngần ngại chưa kịp trả lời, tôi dẫn sách Tông đồ Công vụ để nói với anh : Cv 3,1-10 v 5,15-16 v 9,32-43 v 14,8-10 v 20,7-14. Như thế là anh ta thấy rõ cả Phêrô và Phaolô đều được ơn chữa lành bệnh cho người khác và làm được rất nhiều phép lạ, không những thế mà cả hai ông còn làm cho người chết sống lại được ( x Cv 9,40-41 v 20,9-12 ). Người bạn Tin Lành của tôi đã hoàn toàn đồng ý, tôi mạnh dạn hơn để chia sẻ.

Thánh Phêrô, Phaolô là người thường, Chúa còn cho có quyền phép. Lẽ nào, Đức Maria sinh ra Chúa Cứu thế mà không có quyền phép sao ? Mẹ cưu mang Chúa Giêsu bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, đôi tay Mẹ bồng Đấng mang nỗi vạn vật mà Mẹ không có quyền phép ư ?
Thật ra, phép lạ nào quyền năng cũng từ Thiên Chúa ( TC ) mà đến, chứ không phải khả năng riêng của một cá nhân. TC không thông ban cho thì chẳng ai làm gì được.
Thiên Thần đến truyền tin, Mẹ đáp lời "Xin vâng", tức thì phép lạ vĩ đại xảy ra : Con TC xuống thế làm người ( x Lc 1,28-38 ). Suy niệm mầu nhiệm trọng đại của giờ phút này, chúng ta thấy như Trời và Đất nín thở chờ đợi câu trả lời quyết định của Mẹ với Sứ thần Gabriel. Chỉ hai tiếng "Xin vâng", Mẹ ban tặng Chúa Cứu thế cho nhân loại.
Tại tiệc cưới Cana, Mẹ đã nói với gia nhân : "Người bảo gì, các anh hãy cứ làm theo" - Chúa Giêsu đã nghe lời Mẹ và làm phép lạ cho nước lã biến thành rượu ngon ( x Jn 2,1-12 ).
Suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu : đời sống, sự nghiệp, từ lúc thụ thai, Giáng sinh, qua những năm thơ ấu đến cuộc sống Truyền đạo, cuộc Tử nạn và Phục sinh, chúng ta nhận thấy Đức Maria luôn hiện diện và hợp tác.
Ta có thể đặt giả thiết ngược lại, nếu Đức Mẹ không có quyền phép, nhưng Mẹ là Mẹ Đấng Cứu thế, thì việc ta tỏ lòng sùng kính Mẹ cũng là điều cần thiết và rất hợp với lẽ tự nhiên. Việc sùng kính Đức Giêsu là một Người Con tuyệt vời, chẳng lẽ nào không tỏ lòng sùng kính một người Mẹ sanh ra Người Con ấy ? Cũng như chúng ta biết ơn, tôn kính cha mẹ mình, không phải vì cha mẹ mình có quyền phép gì, nhưng TC đã dùng các ngài trong kế hoạch của Chúa để tác thành chúng ta, sinh chúng ta ra trên cõi đời này.

Đức Mẹ có một vai trò đặc biệt trong công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, Đức Mẹ phải được chúng ta tôn vinh và yêu mến. Biết bao  người đã chạy đến với Mẹ, đã cầu xin và đã được ơn. Vậy mà nói Mẹ không có quyền phép sao ? Bản thân tôi được Mẹ chữa lành đau khớp chân, khớp vai, đĩa đệm cột sống và nhiều thứ bệnh khác trong người. Thật ra, trong đời chúng ta rất nhiều phép lạ xảy ra tùy theo đức tin của mỗi người, cũng như Đức Giêsu nói rằng "Đức tin con  đã chữa lành con" ( qua nhiều phép lạ mà Chúa đã làm ), chỉ có điều chúng ta không nhận biết mà thôi. Đức Mẹ là Mẹ TC, Mẹ được đầy ơn phước, đầy quyền năng của TC thì những phép lạ Mẹ ban cho con cái Mẹ là điều hiển nhiên. 
Tình yêu dễ diễn đạt nhất là tình cảm con cái đối với Mẹ mình. Dưới chân Thánh giá Chúa Giêsu nhìn Đức Mẹ và đã trối cho thánh Gioan : "Này là Mẹ con"- Chúa cũng nhìn Gioan mà nói với Mẹ : "Thưa Bà, đây là con của Bà !"- Thánh Gioan đại diện cho nhân loại, Thánh Gioan đã "đem Mẹ về nhà mình" ( x Jn 19,25-27 ). Như thế, Mẹ không phải là Mẹ nhân loại sao ?
Chúng ta đừng nghi ngờ làm cho Mẹ buồn. Mẹ sẽ làm được tất cả những gì con cái yêu cầu, nếu Mẹ thấy đẹp lòng Chúa. Có người Mẹ nào mà không yêu thương con mình. Có người Mẹ nào mà muốn bỏ con mình. Mẹ Maria từ ái đã yêu thương chính con một mình là Con TC, sanh ra làm người, đổ máu ra để cứu chuộc loài người, thì Mẹ cũng yêu thương nhân loại như chính Con Một Thiên Chúa vậy. Tình yêu ấy khó mà suy suyễn được. Bạn đừng đòi hỏi Đức Mẹ phải quyền phép thì bạn mới sùng kính và yêu mến. Mẹ là Mẹ Đấng Cứu thế, chỉ cần như thế đủ cho ta yêu mến rồi.
Ngày nay nhiều người mang ơn Mẹ. Có việc gì khó khăn, gian khổ, hiểm nguy...người ta thường chạy đến Mẹ để cầu xin, nấp dưới áo choàng của Mẹ. Đức Mẹ luôn ra tay cứu giúp những ai chạy đến cùng Mẹ. Chạy đến Mẹ là chạy đến với Chúa Giêsu - Điều này không mâu thuẫn gì về phương diện thần học, vì Chúa chính là máu thịt Mẹ nuôi dưỡng, Chúa ở trong cung lòng Mẹ để sanh ra, Chúa Cha muốn trong ý định ngàn đời của Ngài như thế để Cứu chuộc nhân loại. Tôi thiết nghĩ ai cho rằng "trái với thần học" thì người đó quá cố chấp, quá lý tính và khô khan. Nên đón nhận một tương quan tình yêu giữa Chúa và Mẹ - gắn liền với nhân loại, trong ý nghĩa Cứu độ.

Chúa Giêsu phán rằng : "Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy"( Jn 14,6 ). Ta cũng có thể nói : "Không ai có thể đến với Chúa Giêsu mà không qua Mẹ Maria" - Tất cả là tình cảm yêu mến nối kết ơn Cứu độ. Mẹ là Đấng bầu chữa rất quyền thế trước mặt Vua Chí công mà bênh vực cho những người sốt sắng làm con Mẹ. Quyền phép ấy được Giêsu - Con Mẹ ban cho Mẹ. Đức Maria, người đầy ân sủng, đẹp lòng TC nên TC sẵn sàng chấp nhận những lời cầu bầu của Mẹ để ban muôn ơn lành cho thế giới. Nói cách khác, quyền phép của Mẹ không phải do quyền năng mình, nhưng do lòng nhân từ TC ban cho. Mẹ không bao giờ sử dụng quyền phép ấy để vinh danh cá nhân mình, nhưng để phục vụ cho kế hoạch cứu độ của TC. Thánh Bonaventura nói rằng : "Ta cảm tạ lòng nhân từ vô cùng của Chúa, vì Ngài đã ban cho ta một Đấng bầu chữa rất có quyền thế là Đức Maria. Ngõ hầu lời cầu nguyện của Người, Chúa ban cho ta mọi ơn ta ao ước !". Thánh Têrêsa HĐGS lại chia sẻ tâm tình : "Khi gặp thử thách gian nan, tôi trông cậy vào Mẹ Maria, chỉ cần một cái liếc của Mẹ cũng đủ xua tan mọi lo âu". Thánh Gioan Vianney dạy ta : "Nếu bạn kêu cầu Đức Trinh nữ mỗi khi bị cám dỗ, Ngài sẽ đến ngay lập tức để giúp bạn, và Satan sẽ lìa xa bạn".

Là Kitô hữu, là người Tông đồ, chúng ta phải thấy sáng rực lên một sự kiện hiển nhiên : Sự hiện diện của một Người Phụ nữ trong chương trình Cứu chuộc nhân loại đầy tràn yêu thương của TC. Sự hiện diện của Mẹ trong thời đại này tỏ ra thật cấp bách, khẩn thiết hơn lúc nào hết. Chúng ta được thúc bách bám vào Mẹ để nên Thánh và hoạt động Tông đồ. Từ ngày đáp tiếng "Xin vâng", Đức Mẹ đã rất mực trung tín với sứ mệnh Làm Mẹ của Người : Trước hết đối với Chúa Giêsu, rồi sau giờ phút trăn trối trên đồi Canvê, Mẹ đã tiếp tục sứ mệnh Làm Mẹ đối với toàn thể nhân loại.
Mẹ hiện diện trong lịch sử Giáo Hội, giữa lòng nhân loại. Các cuộc hiện ra của Mẹ ngày càng dày đặc đã nói lên tình Mẹ lo lắng cho số phận của con người là con cái Mẹ.
Mẹ cũng phải hiện diện trong tâm hồn, cuộc sống và hành động của mỗi một người, an ủi, khích lệ, chỉ dẫn họ trên đường ơn gọi.
Dầu có muốn hay không, mỗi một con người đều là con cái của Mẹ, vì đều đã được Cứu chuộc bằng giá máu châu báu của Chúa Giêsu.
Tất cả loài người đã được trối lại cho Mẹ để Mẹ nên Mẹ cho tất cả những người đã được TC Tạo dựng và Cứu chuộc.

Viết về Chúa và Mẹ thì biết mấy cho đủ. Con xin cảm tạ Chúa và Mẹ. Xin cho mọi người cùng hiểu biết, cùng cảm thông, chia sẻ để sống trong tinh thần thờ phượng Chúa và kính yêu Mẹ. Xin Chúa Thánh Thần ban cho con một tình yêu để con biết gắn kết giữa Chúa và Mẹ, để con sống thẳm sâu trong mầu nhiệm ấy.
Lạy Mẹ Maria, chúng con ca tụng Mẹ là Đấng có quyền phép vì Mẹ đầy ân sủng TC, xin Mẹ ban nguồn ơn thiêng trời cao để chúng con thêm niềm tin tưởng vững chắc, biết cậy trông và yêu mến Chúa trong cuộc sống lữ thứ trần gian này. Amen !

JB.SĨ TRỌNG.



Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Lời sến cho trăng














Đêm hôm ấy, một đêm trăng hò hẹn
Đất với trời như muốn nghẹn lời yêu
Trăng vẫn sáng nhưng tình trăng e thẹn,
Những tình nhân say đắm uống trăng nhiều.

Trăng chỉ biết hiến mình cho hậu thế,
Trăng không hề đòi buộc kể gì đâu
Gió động cành môi trăng hôn thật khẻ
Hương trăng thầm nhè nhẹ để thơm lâu.

Trăng rất đẹp và tình trăng lai láng,
Trăng cho đời nét lãng mạn hồn nhiên
Trời đất rộng, trăng vô cùng viên mãn
Trăng ngây thơ  như  ánh mắt  mẹ hiền.

Đêm hôm ấy, một đêm trăng đầy đặn
Ánh sáng trăng tỏa ngập khắp địa cầu
Cây thánh giá nhiệm mầu trăng chiếu rạng
Phút  tự  tình  mang  ý  nghĩa  thâm  sâu.

Đêm hôm ấy, một đêm trăng tròn trịa
Mặt hồ xanh nghiêng bóng đón lấy trăng
Trăng lay động theo từng làn gió khịa,
Đưa con thuyền sóng nhỏ gợn lăn tăn.

Đêm hôm ấy, một đêm trăng kỳ diệu
Có một Người đang đứng giảng Phúc âm
Nhìn dân chúng ven bờ như thấu hiểu, 
Thuyền  ra  xa  rồi  bỗng  tiến  lại  gần.

Đêm hôm ấy, một đêm trăng kỳ thú
Đất với trời như nhắn nhủ lời yêu
Bao  kỉ  niệm  cõi  lòng  ai  ấp  ủ ?
Trăng  mơ  hồ  dệt  đủ  vẻ  huyền  siêu.

JB.Sĩ Trọng.







Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Chùm thơ 60

 THỨC TỈNH

Có những phút giây bị ngã lòng,
Đọc  Lời  Kinh  Thánh  để  thầm  mong
Tình  Ngài  gõ  cửa  tim  tôi  mở :
Chúa   ngự   trong   tim,   lửa   ấm   nồng.



BÌNH TÂM
( Tặng con yêu )

Cuộc trần bao kẻ ghét, người thương
Chỉ để khen chê...chuyện thế thường
Ta  cứ  vững  vàng  mang  ước  vọng,
Tâm  hồn  mãi  dậy   tỏa  ngát  hương.



THƠ THỜI DỊCH BỆNH

Ta   viết   thơ   ca   thời   dịch  bệnh,
Nghe rừng chuyển động, cọp về thăm
Đồng bằng không còn đất bỏ trống,
Thảm   cỏ   xanh   tươi   để  cọp  nằm.



TÌNH CHÚA TRONG TÔI

Hằng ngày tôi đọc Phúc âm,
Để nghe Thiên Chúa nhắn thầm lời yêu
Khi  tôi  tuổi  đã  xế  chiều,
Tình tôi  với Chúa  lại nhiều  vấn vương.



HỌP MẶT ĐẤT MỚI

Năm ngoái con không nhận thư mời,
Năm  nay  kỉ  niệm  được  về  chơi
Đức  Cha  con  gặp  trông  gầy  yếu
Đau   nhói   lòng   con,  giọt   lệ   rơi !

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Từ câu chuyện người mù...

 

Tôi suy nghĩ về câu chuyện "Chúa Giêsu chữa lành người mù từ lúc mới sanh" mà Thánh Gioan Tông đồ đã ghi lại trong Phúc âm của Ngài. Các bạn hãy thử đọc xem : Jn 9,1-41 ( Tin Mừng Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, đoạn 9, từ câu 1 đến câu 41 ).
Theo tôi, Thánh Gioan ghi lại phép lạ chữa bệnh người mù ở đây có chủ đích, ấy là làm sáng tỏ các ẩn dụ của Chúa Giêsu về sự phán xét và bị phán xét ( x Jn 9,39 ). Phải quy hướng về Chúa Cha để hiểu về Chúa Giêsu mà nhận ra các công việc của Ngài làm, nghĩa là hoặc sáng láng hoặc mù lòa. Đây là một việc làm cụ thể của Thiên Chúa ( TC ) ở thế gian. Chúa Giêsu nói rõ rằng người này bị mù là "để cho những việc TC được tỏ ra nơi anh"( Jn 9,3 ). Có thể các Môn đệ của Chúa xem đây là chứng cứ về phép lạ chữa bệnh. Tuy nhiên, công việc của Chúa Cha thì lại có ý nghĩa cao hơn : Ngài muốn người mù gắn chặt với Đức Kitô ( x Jn 9,38 ) và hiểu rõ về sự đoán phạt những ai khước từ "dấu hiệu" đặc ân TC ban cho ( x Jn 9,29 ).
 
Bị mù, không thấy được, tất cả chỉ một màu đen, quả là khổ ! Tại sao TC công bằng và yêu thương lại để cho đau khổ xảy ra ? Thời xưa, người Do Thái tin tưởng bệnh tật là do tội lỗi, nếu không phải là tội lỗi của mình thì cũng là tội lỗi của cha mẹ. Ngày nay, tình hình hiện tại ta thấy được : không phải tội lỗi mình, không phải tội lỗi cha mẹ mà do tội lỗi của những kẻ độc ác ( điều này hầu như ai cũng biết ), những kẻ muốn bành trướng, muốn bá quyền, muốn làm chủ thế giới đã gieo rắc mầm bệnh, mầm đau khổ cho nhân loại. Ta nên nhớ rằng bệnh mù từ lúc mới sanh hoàn toàn khác bệnh nhiễm Covid 19 bây giờ. Thời xưa người Do Thái tin tưởng bệnh tật do tội lỗi... não trạng các Môn đệ thời ấy cũng vậy, họ đã lý luận, đã cật vấn Chúa Giêsu : "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta ? ( x Jn 9,2 )- Đây là câu nói khá cay nghiệt dành cho những người bất hạnh. Chúa Giêsu bác bỏ ý kiến ấy : "Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của TC được tỏ hiện nơi anh" ( Jn 9,3 ). Qua Tin Mừng ta cũng thấy được, Chúa Giêsu đi nhiều nơi làm nhiều phép lạ để tỏ vinh quang TC ( ví dụ : x Jn 11,4 - Chúa làm Lazarô sống lại, hoặc x Jn 2,11 tại tiệc cưới Cana ). Thế còn những người chưa từng được Chúa chữa bệnh thì sao ? Tác dụng của việc chữa lành người mù không phải chỉ dành cho người này thôi. Đức Kitô còn trông đợi chúng ta cũng bắt chước người mù, đi theo Ngài. Giáo Hội xưa kia, sau Lễ Ngũ tuần, được ban quyền năng xua tan khổ đau, vậy ngày nay, khi đối đầu với đau khổ, chúng ta cần nhắc nhở chính mình và nhắc nhở nhau rằng đó là dịp TC bày tỏ vinh quang của Ngài. Việc Chúa Giêsu dùng nước miếng trộn bùn bôi lên mắt người mù là hoàn toàn có thật, vì không những Tin Mừng Thánh Gioan ghi lại mà cả Tin Mừng Maccô cũng vậy ( x Mc 8,22-26 ). Như thế việc làm ấy của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì ? Chúa muốn vậy để con người thấy rõ thân phận làm người. Chúng ta chỉ bắt chước người mù để đi theo Chúa thì được, chúng ta không thể bắt chước Chúa Giêsu để lấy bùn bôi lên mắt người khác. Con người gặp gỡ TC : Bụi đất được TC dùng làm nguyên liệu để dựng nên con người, giờ đây bụi đất được TC chạm đến, từ đó con người tiếp nhận ánh sáng - Vật chất được thánh hóa để không bị tha hóa. Điều này vượt quá khả năng con người, con người không thể làm được, chỉ có TC làm được mà thôi. Xin được nhắc lại : Sao TC để cho đau khổ lan tràn khắp nơi ? Nhân loại đang khủng hoảng sao TC không can thiệp ? Giữa mùa Đại dịch Covid, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng TGM Gp Sài gòn, trong một bài giảng có nói rằng : "Theo Chúa thì phải vác thập giá. Chúa đến trong trần gian không phải là để xóa đau khổ, Chúa không xóa đau khổ đâu. Chúa bảo chúng ta phải đau khổ, phải vác thập giá, phải hy sinh. Đau khổ không phải là thuốc độc đâu. Có một cách để chứng tỏ một ly nước không phải là thuốc độc, là gì ? - Là người đó phải uống trước, sau đó mới đưa cho ta uống. Chúa Giêsu đã uống trước, Ngài uống "chén đắng", đắng nhưng không độc, thuốc đắng giã tật" - Nhờ thế mới mang lại ơn Cứu độ.

Chúng ta phải cảm tạ TC vì Ngài đã quan tâm làm phép lạ chữa lành, hồi phục thế nhân. Các ơn lành chỉ có thể xảy đến khi chúng ta có lòng tin nhận Chúa. Những người Pharisiêu cứng cỏi, trong câu chuyện này chứng tỏ lẽ thật ấy. Họ dùng uy lực để gạn hỏi, bắt bẻ, dân chúng thì hoài nghi, đến cả cha mẹ người mù cũng chỉ nói loanh quanh "chúng tôi không rõ". Khi nói chúng tôi không rõ thì tâm hồn họ cả một kho rỗng ! Như vậy chẳng thấy ai có chút lòng cảm phục từ tâm của Chúa, thậm chí cũng không vui mừng vì thấy một người vừa thoát khỏi cảnh tật bệnh khốn khó; ngược lại, họ đâm ra gây gổ, bất hòa vì một phép lạ khó hiểu ! Dân chúng vốn tin tật mù lòa là do tội lỗi của cha mẹ, nên họ chẳng có cảm xúc gì với phép lạ đã xảy ra. Họ không chấp nhận rằng các phần tử tội lỗi xấu xa lại được ban phép lành mầu nhiệm. TC mà lại ưu ái một kẻ xấu xa đê hèn như thế sao ? Do đó, họ đem vấn đề đến người Pharisiêu để tìm câu trả lời ( x Jn 9,13 ). Chúng ta cũng thấy rằng, người mù trước kia ngoan ngoãn để đám đông dắt đi vì một lý do đã nói ở trên : "Để cho những việc TC được tỏ ra trong anh". Tuy nhiên, về sau anh ta không thụ động đi theo đám người vô tín kia nữa, can đảm tự quyết định theo Chúa để trở thành "con người mới" và xem như "Cái cũ đã qua, cái mới đã có đây rồi"( 2 Cr 5,17 ). Những người Pharisiêu mê muội vì mớ luật pháp cổ truyền, không thấy được công việc của TC, chỉ lo sợ vi phạm luật ngày Sabát ( x Jn 9,14-16 ). Đến cả cha mẹ của người mù trước kia cũng sợ dính líu, liên lụy vào những vụ lôi thôi nên không thấy được ân sủng gần kề ( x Jn 9,22 ), không hiểu rằng gánh nặng đè trên vai họ bao nhiêu năm nay hoàn toàn tiêu tan theo tật mù của con mình. Không nhận ra ơn lành Chúa ban - Đó là một hiểm họa lớn ! Chúng ta hãy nhớ bài học này để tự cảnh báo mình.

Những người Pharisiêu bảo "hãy ngợi khen TC", còn Chúa Giêsu thì họ cho là người sai phạm ( có tội ) không thể được ngợi khen ! Người Pharisiêu dùng phương thức ấy với mục đích gian trá : Họ dụ dỗ người mù trước đây rằng hãy ngợi khen TC đã ban phép lạ sáng mắt chứ đừng ngợi khen Chúa Giêsu. Điều kỳ lạ là tại sao họ không thể nhận ra một sự thật rất rõ ràng là người mù nay đã sáng mắt. Họ cũng không hiểu được ý nghĩa của phép lạ này. Họ cáo buộc Chúa Giêsu trước mặt người mù rằng Ngài đã phá bỏ luật ngày Sabát, nghĩa là Ngài có tội. Tuy thế, người mù vẫn không mất lòng kính phục Chúa Giêsu mà càng tôn vinh Ngài hơn nữa. Anh ta chống lại áp lực của đám Pharisiêu, không dùa theo để cáo buộc Chúa mình, trái lại anh tuyên bố mạnh mẽ : "Tôi chỉ biết một điều, trước tôi mù, nay tôi sáng" ( Jn 9,25 ), mặc dù trước đây anh mù chỉ công nhận Chúa Giêsu là một vị Ngôn sứ. Họ lại gạn hỏi thêm để gài bẩy anh : "Ông ấy đã làm gì cho anh ? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào ?" Anh mù quá bực tức nên mới trả lời : "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa ? Hay các ông cũng muốn làm Môn đệ ông ấy chăng ?" ( x Jn 9,26-27 ). Vui nhất là câu nói này : "Hay các ông cũng muốn làm Môn đệ của ông ấy chăng ?". Sự suy nghĩ của anh mù và người Pharisiêu mỗi lúc một cách xa nhau hơn, sự dằn xé dẫn tới một kịch tính. Đến một lúc anh không còn nể nang họ nữa, bèn can đảm nói hết sự thật giống như các Môn đệ đã dạn dĩ trả lời trước tòa án trong ngày Lễ Ngũ tuần, để "họ lại thấy người đã được chữa lành" ( x Cv 4,5-20 ). Thẩm quyền tôn giáo của Pharisiêu bị lung lay. Sự hiểu biết của họ thật đáng ngờ. Môisê đến từ Đức Chúa Trời, vậy Chúa Giêsu đến từ đâu ? Người mù nay đã sáng mắt, sáng lòng, thấy được lẽ thật sáng ngời nên thẳng thắng tuyên bố : "Nếu Người này chẳng đến từ TC thì làm sao chữa được mắt tôi ?" ( x Jn 9,30-33 ). Anh mù nói gì thì nói, người Pharisiêu vẫn cố chấp, vẫn cho rằng anh ta là kẻ "tội lỗi ngập đầu", rồi họ "trục xuất anh". Những người Pharisiêu là một cảnh tỉnh nghiêm khắc để chúng ta đừng khiến Tôn-giáo-thật mất dần sức sống mà xa lìa lẽ thật của TC.

Nếu chúng ta vững vàng giữ lòng trung tín, bất chấp mọi khó khăn thì Chúa luôn ở bên chúng ta. Người mù đã được chữa lành có lòng trung tín nên Chúa vẫn luôn gần gũi với anh ta. Anh đã nói sự thật và như thế ngược với tín lý của những nhà lãnh đạo tôn giáo cổ lỗ, nên họ muốn trục xuất anh ta với lý do "sinh ra trong tội lỗi" ( Jn 9,34 ), còn ơn lành Chúa ban cho anh thì bị họ coi chẳng giá trị gì. Nhưng, những ai vì lẽ thật mà bị xua đuổi thì lại được Đức Kitô ở cùng ( x Jn 9,35 ). Đây là điểm đỉnh của câu chuyện, mọi sự được sáng tỏ ra. "Người mù" nhận ra rằng Chúa Giêsu đến từ TC. Trước đây anh không hề có sự hiểu biết đó, chỉ đến khi Chúa Giêsu tìm kiếm anh, nói chuyện với anh, và khải thị cho biết Ngài là Con Người ( Jn 9,35b ) thì anh mới rõ mọi sự. "Con Người" là danh hiệu của Đấng Méssia ( như Chúa đã tỏ lộ cho người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacôp : Jn 4,25-26 ) làm ứng nghiệm Thánh ý của TC và sẽ ngự trị trong vinh quang. Ngài đã khiến anh tiến một bước dài trong đức tin, anh đã nhanh chóng thưa : "Lạy Chúa, tôi tin". Rồi sấp mình thờ lạy Ngài" ( Jn 9,38 ). Lần đầu tiên chúng ta thấy Chúa Giêsu để người ta thờ lạy mình như thờ lạy một Đấng Tối Cao - Đấng Tạo Hóa - Đấng có quyền trên cả sự sống và sự chết. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng trong Tin Mừng Gioan. Có người cho rằng phân đoạn này là một ẩn dụ về đức tin và lòng vô tín, vì vậy cũng là một ẩn dụ của sự phán xét. Tiếp theo là sự phán xét của người Pharisiêu, ngược hẳn với sự phán xét người mù. Vì anh ta vốn mù nên họ cáo anh ta có tội. Họ tự cho là mình "sáng" nhưng lại chẳng thấy gì hết nên bị TC kết tội ( x Jn 9,39 ). Có tội thì không thấy được Đức Giêsu ư ?( Đó là quan điểm của Biệt phái và người Do Thái xưa ). Vậy điều quan trọng đối với chúng ta là thấy được Chúa Giêsu thì tiến được một bước dài trong đức tin. Hãy cùng với anh mù mà thưa : "Lạy Chúa, tôi tin" và thờ lạy Ngài. Chỉ cần chừng ấy thôi là đủ.

*"Sự sống đời đời là nhận biết Thiên Chúa và Đấng Chúa Cha sai đến"( Jn 17,3 ).

JB.SĨ TRỌNG.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Hỏi
















Hoa gì lừng lựng đất trời,
Hương thơm tỏa ngát vạn lời mến thương?
Lá nào rụng xuống vệ đường,
Lá nào theo gió vấn vương nắng chiều ?
Mắt nào chưa ngỏ được yêu,
Mắt nào e thẹn lại thêu dệt buồn ?
Nước nào đang chảy qua truông,
Nước nào ra biển để luôn mặn mà ?
Người nào đã chết vì ta,
Đồi cao Thập giá xót xa vô bờ ?
Hỡi ai mang nỗi dại khờ,
Đứng nhìn, rồi cứ ngẩn ngơ cõi lòng ?

JB.Sĩ Trọng.


Bất chợt

GIẤC MƠ

Đêm qua trong chiếc áo phong trần,
Tôi  đã  bất  ngờ  gặp  qúy  nhân
Ánh mắt dịu dàng Ngài muốn nói :
"Yêu con không một chút ngại ngần".













VẬT LIỆU RƠM

Bằng rơm lửa cháy dễ thành tro,
Cốt   lõi    là   do    kẻ   đốt   lò
Thiêu cháy vẫn còn bao luyến tiếc,
Nhớ khi đồng ruộng đến mùa khô(*).

(*)Đồng ruộng khi khô hạn, cỏ sẽ chết, bò không có đủ cỏ để ăn, lúc ấy mới thấy cần đến rơm.



HUYỀN THOẠI

Làm sao biết được Lạc Long Quân,
Gặp   gỡ   Âu   Cơ   giữa   thế   trần
Từ   đó   sinh   ra   dân   tộc   Việt,
Chuyện tình bọc trứng nở trăm con ?

Có khi huyền thoại vượt thời gian
Vì quá quen tai, chẳng ngỡ ngàng
Có   kẻ   vẫn   tin   điều   ấy   thật,
Hơn  là  Thiên  Chúa  dựng  A-đam.



TRĂNG DƯỚI MƯA

Vầng trăng đang đứng dưới mưa
Mưa, trăng vẫn sáng không thừa nét duyên
Sắc màu  diễm lệ : Thiên nhiên,
Trăng  dâng   vẻ  đẹp   thần  tiên   cho  đời...

JB.Sĩ Trọng.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Trong thử thách, trong thẳm sâu...

                            ( Giáo lý HN )


Thánh Kinh nói gì về Hôn nhân ? - Mở đầu sách "Sáng thế" với những diễn đạt : Thuở ban đầu, Thiên Chúa( TC ) dựng nên trời đất, mặt đất hoang vu trống rỗng, Thần khí TC lượn lờ trên mặt nước. Với quyền năng của TC, "TC phán" muôn vật muôn loài dần dần được xuất hiện. Đến lúc TC tạo dựng con người, Ngài dùng nguyên liệu bằng đất để nắn nên con người, Ngài cho con người được làm chủ thiên nhiên, làm chủ vũ trụ, làm chủ mọi loài trên mặt đất, nhưng con người vẫn thấy cô đơn, vẫn thấy buồn, buộc TC phải rút cạnh sườn của người đàn ông kia để tạo dựng thêm người nữ. Trải qua một giấc ngủ dài, khi thức dậy, người đàn ông biết có người nữ bên cạnh mình anh ta cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nên anh ta đã chỉ tay vào người nữ và reo lên : "Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi !"( x St 1,1-27 v 2,15-23 ). Có một câu người ta thường ít để ý, nhưng nó bao hàm mọi khía cạnh của đời sống Hôn nhân : "Con người và vợ mình ( Ađam và Eva ), cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau" ( St 2,25 ). Từ đó cả hai nên một, cặp tình nhân đầu tiên trong nhân loại ra đời theo ý định của TC, mọi hành vi trao hiến đều được xem là lương thiện. Hôn nhân có từ thuở ấy : "Từ thuở trăng sầu thôi ca hát / Tình vương ý nhạc của bao la"( thơ Nguyễn Vỹ ). Đặc biệt, TC ban phúc lành cho Hôn nhân ( St 1,28 ).

Biết là Kinh Thánh nói như thế, tuy nhiên, nhân loại ngày nay, dẫu nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau thề nguyện họ chẳng bao giờ phân rẽ nhau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, nhưng trong thực tế họ là người luôn tỏ ra khó chịu và cay nghiệt với người mình yêu. Qua một thời gian chung sống, thay vì ngày càng khắng khít với nhau hơn, họ lại có những biểu hiện xa cách và lạnh lùng : Không gần nhau về thân xác, có khi lại từ chối một cách tàn nhẫn những cảm xúc của nhau, mặc dù họ đã nghe lời hướng dẫn xét mình xưng tội trong mùa cách ly và giải tội tập thể của linh mục. Thường thì họ có đủ lý do để biện hộ, cãi cọ và không bao giờ chấp nhận ý kiến của nhau. Nhưng họ không hiểu rằng sự ích kỉ, sự phẫn nộ và những cơn giận dữ đã tạo ra bức tường ngăn cách giữa hai người, mà nguyên nhân là lầm lỗi và thiếu quảng đại, thiếu sự hy sinh cho nhau. Gặp gỡ là một cái duyên, đi qua đời nhau là một định mệnh. Ai trong chúng ta cũng vậy, có lẽ chỉ mất vài giây để khiến cho người khác tổn thương, nhưng phải mất nhiều năm mới có thể hàn gắn lại những tổn thương đó. Một người bố chia sẻ kinh nghiệm với con gái rằng : "Dòng máu cha con mình nhạy cảm, dễ mũi lòng, dễ thương người, ai thương mình cũng không bằng mình thương họ, chính vì vậy quen nhau nên dè dặt một chút con ạ ! Nếu không dè dặt, mình tỏ ra mình thương họ quá, đến lúc thấy không phù hợp, không thể tiến tới với nhau được, mình sẽ hối hận. Người có tình thương nhiều bao giờ cũng thiệt thòi hơn kẻ khác. Dè dặt, rồi quyết định, chắc chắn sau này sẽ tốt hơn" ( St qua mạng ) - Điều này có thể đúng.
Cha Nguyễn Tầm Thường đánh giá thực trạng đời sống gia đình, đã mô tả tình cảnh éo le qua trang "Nhật ký" của Ngài : "Cuộc đời, đâu là tiếp nối giữa hạnh phúc và đổ vỡ ? Bao nhiêu hạnh phúc hôn nhân lúc ban đầu đẹp vậy mà ít năm sau ta nghe những chuyện buồn, ta ngỡ ngàng thở dài nghe bạn bè cho hay tin họ ly dị rồi. Đời mỗi người cũng thế. Có khi mình đang đặt sai về những giá trị cuộc sống mà chẳng biết. Đến khi hối tiếc, đã quá muộn màng !"
Xin dẫn thêm hai chứng từ nữa của những người trẻ để chúng ta thấy rõ hơn những đáng tiếc và những hệ lụy của đời sống hôn nhân hiện nay :
          - "Khi nước mắt đã thôi không còn rơi nữa, khi yêu thương đã chôn sâu dưới lớp bụi thời gian, khi năm tháng qua đi cuốn theo một thời vàng son huyễn hoặc, tôi mới nhận ra một điều rằng ngày xưa... tôi đã yêu. Phải chăng lúc đã đánh mất hết tất cả người ta mới âm thầm hối tiếc cho một thời quá khứ êm ả đã ngủ vùi trong dĩ vãng. Lúc này tôi mới nhận ra rằng : Tôi đã thực sự đánh mất cái mà mãi mãi trong cuộc đời tôi chẳng thể tìm lại được."( St qua mạng )
          - "Mỗi cuộc tình đi qua, em lại mất thêm một chút an nhiên, anh mất đi đôi phần ảo vọng. Anh không còn mơ về một tương lai mỗi ngày đều có em thức dậy, cùng nhau nấu bửa cơm gia đình, vòng tay ôm em từ sau mà thấy hạnh phúc ngập đầy trong ngôi nhà nhỏ bé có tiếng cười con trẻ. Chúng ta có thể dễ dàng đến với một tình yêu bằng cái nắm tay trong một ngày đầy gió, nhưng thật khó để buông lơi những ký ức đã qua. Thật đơn giản nếu như chỉ cần yêu nhiều là có thể giữ lại được tất cả, nhưng nào phải đâu, phải vất vả cố gắng mới đi được bên nhau suốt cả chặng đường dài. Sẽ còn lại gì sau mỗi lần biệt ly ? Em chỉ còn đáy mắt hun hút sâu vì những đêm khóc nhiều. Anh chỉ còn ưu tư trên khuôn mặt sau bao đêm phủ khói thuốc... Ứơc rằng thời gian quay trở lại, nhưng không được nữa rồi !"( St qua mạng )

Một lần nữa tôi muốn nhắc lại câu hỏi : Thánh Kinh nói gì về Hôn nhân ? Hôn nhân là ơn gọi. Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, sự kết hợp này được chính TC thiết lập. TC bao giờ cũng mong muốn những điều tốt lành ( như đã dẫn : St 1,28 ), TC không bao giờ muốn thiết lập hôn nhân để rơi vào những tình huống xấu. Khi nói chuyện cùng với mấy người Pharisiêu, chính Chúa Giêsu lặp lại những điều trong Cựu ước đã viết : "Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ...Vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một xương một thịt mà thôi. Sự gì TC kết hiệp thì loài người không được phân ly"( Mt 19,4-6 ). Chúa Giêsu còn nói rất cụ thể : "Luật dạy rằng : Ai rẫy vợ thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình"( Mt 5,31-32 v Mc 10,11-12 v Lc 16,18 ). Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Corinto đã đưa ra những lời giáo huấn tâm đắc : "Chồng hãy làm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng; cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình, nhưng là vợ. Vợ chồng đừng từ chối nhau, trừ phi hai người đồng ý sống như vậy trong một thời gian, để chuyên lo cầu nguyện"( 1 Cr 7,3-5 ). Trong thư gởi tín hữu Côlôsê, Ngài lại cho thêm những lời giáo huấn gia đình rất thiết thực : "Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng"( Cl 3,18-20 ) - Đấy không phải là lời Chúa sao ? 

Con người thường không chịu nhận lỗi về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn, có thể họ quá lý tính và khô khan, cũng có thể do một nguyên nhân khách quan hoặc nội tại nào đó. Sống là phải : Mạnh mẽ nhưng đừng thô lỗ, tử tế nhưng đừng nhu nhược. Học làm người là trình độ mà suốt đời chưa ai tốt nghiệp. Ngủ cùng nhau thì dễ, thức cùng nhau mới khó. Nói cùng nhau thì dễ, lắng nghe nhau mới khó. Đến với nhau thì dễ, mãi bên nhau mới khó...Đừng bao giờ đặt cho đi và nhận lại lên bàn cân. Tha thứ rồi thì hãy quên đi, cho đi thì đừng tính toán. Tỏ ra mình hơn người khác chưa phải là hay, nhưng có thể tỏ ra rằng : Hôm nay mình đã hơn chính mình hôm qua chưa, đó mới là giá trị. Đã là vợ chồng thì hơn thua nhau làm gì, mỗi người biết nhịn nhau một tí là mọi chuyện êm xuôi. Nguyễn Duy trong lời thơ muốn chia sẻ cùng vợ :

"Xin em đừng nản lòng yêu,
Tình tang là cuộc phiêu lưu tuyệt vời
Xin em đừng ngán cuộc chơi,
Phiêu lưu đã nhất trần đời là mơ
Xin em đừng mỏi mong chờ,
Phiêu lưu tới bến tới bờ còn xa
Xin em đừng vội vã già,
Hiểu cho nhau sống đã là phiêu lưu". 

Mong sao khi ta đã đi qua những giông tố cuộc đời, vẫn còn thấy kề bên vai mình một tình yêu không thất lạc.

Một nhà thơ khác có viết rằng ( Bài thơ này khá dài, chỉ xin trích hai đoạn cuối ) :

"Ai cũng cần nguồn an ủi vỗ về,
Sau thất bại não nề và vấp ngã
Nắm chặt tay trên con đường sỏi đá
Dìu bước qua những thử thách chông chênh.

Ai cũng cần một nơi chốn bình yên,
Để trút bỏ những muộn phiền lo lắng
Ngôi nhà nhỏ - Nơi yêu thương đầy ắp
Chẳng bận lòng với được mất, hơn thua".

Trong thử thách, trong thẳm sâu chúng ta mới thấy hết ý nghĩa và giá trị của đời sống Hôn nhân. Vợ chồng, cả hai đều là điểm tựa của nhau. Sự nâng đỡ của người vợ là một khích lệ lớn lao cho chồng, sự an ủi của người chồng là một khích lệ lớn lao cho vợ, nhất là khi anh chị gặp khó khăn thử thách. Hơn hết, mỗi người phải có ý thức trách nhiệm và bổn phận : Biết chia sẻ và gánh vác cho nhau công việc, có như thế mới tạo dựng nên được một gia đình hạnh phúc. Yếu tố lãng mạn trong đời sống hôn nhân là cần thiết, không thể thiếu được, đôi bạn hãy biết làm mới mình, phải biết trao cho nhau nụ hôn nồng thắm, phải biết bày tỏ sự quan tâm, sự âu yếm ngọt ngào...Nếu không lãng mạn đời sống hôn nhân sẽ bị nguội lạnh, dễ phai nhạt và thiếu sự thắm thiết mặn mà.
Cuối cùng, ta nên nhớ rằng : Chỉ có Chúa Giêsu là Đấng duy nhất có thể phá đổ bức tường ngăn cách ( x Ep 2,14 ) - Tôi tin điều ấy. Chính vì thế "cái tôi" của mỗi người cần nhỏ lại, biết kìm hãm tính nóng nảy, chớ phản ứng vội vàng, để ta biết lắng nghe tiếng Chúa, để Chúa làm thay ta, để Chúa can thiệp. Khi những cảm xúc tiêu cực dấy lên mạnh mẽ hầu phá vỡ hạnh phúc gia đình, hãy nhờ cậy Chúa, chắc chắn Ngài sẽ đem lại sự bình an cho chúng ta. Bất kể hành trình của cuộc đời ra sao, Chúa luôn hiện diện và đồng hành. Đừng bỏ Chúa vì chính Chúa sẽ không bao giờ bỏ chúng ta ( Dt 13,5 ). Ơn Chúa là cần thiết, không có Chúa ta chẳng làm gì được ( x Mc 9,23b ). Đức Kitô là sự bình an và là Đấng hòa giải. Chính Chúa Giêsu đã phán : "Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng thật trong lòng." Nguyện xin Chúa thương chúc lành cho tất cả mọi người chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xác tín rằng, Hôn nhân và gia đình là công trình sáng tạo của TC, công trình của yêu thương, khôn ngoan và thánh thiện. Chúng con tin rằng Chúa muốn và Chúa luôn ban ơn, để Hôn nhân được hạnh phúc trong sự duy nhất và bền bỉ, trong việc truyền sinh và phát huy sự sống. Xin Chúa cho các đôi vợ chồng sống trung thành và hòa thuận với nhau, trở nên gắn bó với nhau, để đem lại một đời sống Hôn nhân tốt đẹp, ngõ hầu làm chứng nhân cho Chúa trong cuộc sống trần gian này.

P/s : Bài này thay cho bài "Hòa hợp vợ chồng. Giải quyết những xung đột" giảng cho lớp Giáo lý Hôn nhân tại nhà thờ.

JB.SĨ TRỌNG.


DÀN Ý BÀI NÓI CHUYỆN

I. Đọc Tin Mừng theo Thánh Gioan :
            -    ( Jn 13,34-35 )
         -TM Mt 5,21-22: "Anh em đã nghe luật người xưa dạy rằng: chớ giết người.Ai giết người sẽ bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì cũng đáng bị đưa ra tòa rồi".
II. Vào bài :
      1. Kể câu chuyện vui và giới thiệu bài :
C1: Ông bố nói với cậu con trai rằng:
      -Con hãy lấy vợ đi ! Vợ con nó sẽ san sẻ những nỗi phiền muộn và khó khăn của con. 
       -Nhưng con đâu có phiền muộn hay khó khăn gì đâu bố.
       -Rồi sẽ có ! Sau ngày cưới thôi. 

( Thầy hỏi các bạn, có bạn nào cho rằng ông bố ấy nói sai ? bạn nào quả quyết sống đời HN sau này sẽ không bao giờ gặp khó khăn thử thách ? )
    2. Đánh giá thực trạng đời sống gia đình hiện nay :
            a.Khía cạnh tiêu cực :
               -Bi kịch của đời sống gia đình hiện nay là sự bất hòa, cãi vả, không đối thoại được với nhau, có khi dẫn đến đổ vỡ của cuộc hôn nhân.

C1: Tại phòng cấp cứu của một bệnh viện, BS hỏi y tá trực :
       -Hôm nay có ca nào không ?
       -Thưa BS, có 2 ca nhẹ: chấn thương do tai nạn xe hơi. Và một ca rất nặng: ông chồng dám từ chối không chịu rửa chén !

C2: Cha Sở được mời đến hòa giải cho một cặp vợ chồng già. Bà vợ khóc sướt mướt nhất định đòi đuổi ông chồng ra khỏi nhà. Cha mới hỏi: 
       -Tại sao con nhất định đòi đuổi ông ấy ra khỏi nhà ?
       -Thưa Cha vì 30 năm trước ông ấy bảo con giống con hà mã.
       -Thế sao ngay lúc ấy bà không giận mà đến hôm nay bà mới làm toáng lên ?
       -Thưa Cha, vì tuần rồi con đi Sở thú, con mới biết con hà mã nó như thế nào ?

                 * Đọc thêm một chứng từ của Cha Nguyễn Tầm Thường( Trích từ nhật ký của Ngài ).
.
          b.Khía cạnh tích cực : Gia đình hạnh phúc ( Hội đủ 4 điều kiện sau )
                -Hòa thuận
                -Kiên vững trong đời sống đức tin
                -Công ăn việc làm ổn định.
                -Biết cách cư xử với mọi người.

      3. Vấn đề xung đột gia đình :
                ( Dẫn những mẫu chuyện phù hợp )
            a.Nguyên nhân :
                -1.Tính nóng nảy
( Có thể kể những câu chuyện, rồi từ đó rút ra những nguyên nhân )

C1:  Vợ : -Em chán lắm rồi, con thì khóc đòi sữa, anh thì say xỉn tối ngày !
       -Vậy em muốn thế nào ? Em muốn con thì say xỉn tối ngày, còn anh thì khóc đòi sửa chắc ?
Qua ngày hôm sau, một đêm cúp điện, sáng sớm bà vợ càu nhàu :
       -Suốt đêm em không sao chợp mắt nỗi ! Anh thì ngáy, chó thì sủa.
Anh chồng ngáp dài :
       -Vậy em muốn thế nào ? Chó thì ngáy, còn anh thì sủa ư ? Chó ngáy tức là chó ngủ. Mà "chó nằm ngủ thì chủ nằm ngó"- Đây là một anh chàng có tính hơi cà-rỡn, đúng ra người vợ cười hoặc im lặng thì tốt hơn, nhưng bà vợ lại đáp :
       -Đấy ! Bây giờ anh sủa đấy. 
Anh chồng bực tức, chịu không nổi, liền cho bà vợ một bạt tai. Thế là từ nay về sau cơm không lành, canh không ngọt.

Chỉ vài giây khiến người khác tổn thương, nhưng phải mất nhiều thời gian mới có thể hàn gắn lại những tổn thương đó.

C2: Kể chuyện người chồng đi làm về, dùng nón bảo hiểm tán vào đầu con chó...

C3: Tòa :       ( Bỏ )
       -Tại sao anh lại đánh vợ anh ?
       -Vì lúc đó cô ấy đâu có là vợ tôi.
       -Sao thế ?
       -Cô tự xưng là "Bà" của tôi mà !
       -Chỉ có vậy thôi mà anh không nhịn nổi à ?
       -Nhưng mà tôi không đánh bả thì bả cũng đánh tôi.
( Nghe câu chuyện này thấy có bó tay không các bạn ? Bó tay.com luôn ! )

C4: Tại tòa án, ông Chánh án hỏi người chồng :
       -Bị cáo có ân hận gì không khi anh ném cả cái bình vào mặt vợ ?
       -Thưa tòa, tôi rất tiếc và rất ân hận...
Quay sang phía vợ, tòa nói :
       -Chị thấy chưa, anh ta đã biết hối hận rồi đấy !
Ngắt lời quan tòa, người chồng nói :
       -Thưa, tôi lấy làm tiếc vì cô ta mà cái bình cổ của tôi bị vỡ !

                -2.Ghen tương
C1: Nghe tin bạn nằm bệnh viện, anh nọ liền tới thăm :
      -Tôi không nghĩ là nhanh đến thế. Mới hôm qua còn thấy anh khiêu vũ với một cô tóc vàng cơ mà !
       -Tôi trốn không kịp. Bà ấy nhanh quá, nên tôi mới ra nông nỗi này.

C2: Kể chuyện 2 vợ chồng có 5 đứa con : 4 đứa đầu trắng trẻo, xinh đẹp, chỉ có đứa út đen đủi, xấu xí. Người chồng nghi ngờ lắm, nhưng không dám nói ra. Đến lúc lâm chung mới ra hiệu gọi bà vợ lại hỏi :
       -Tôi sắp đi đây, trước khi chết tôi hỏi thật bà một điều: Thằng Út...
       -Thằng Út làm sao ?
       -Nó có thật sự là con của tôi không ?
       -Đến giờ phút này thì tôi cũng không giấu giếm gì ông. Thằng Út mới thật sự là con của ông.
Ông chồng tai đã lãng đãng, trợn mắt và đi luôn.

C3: Buổi chiều bà vợ nấu nướng xong, liền ra lệnh cho con gọi điện thoại cho bố về ăn cơm ngay. Sau một hồi, đứa con chạy ra gào toáng lên : "Mẹ ơi, mẹ ơi..."
       -Chuyện gì vậy ?
       -Mẹ ơi, con gọi 3 lần liên tiếp mà lần nào cũng có một cô trả lời.
Bà vợ tức điên, đợi đến lúc chồng đi làm về liền nhảy ra đấm đá túi bụi. Ông chồng bị bất ngờ, không hiểu vì sao, chỉ kịp nằm lăn ra kêu cứu. Hàng xóm biết vậy chạy sang xem rất đông. Thấy thế, bà vợ lúc này mặt vẫn đang hầm hầm, liền bảo con :
       - Mày nói cho các chú, các bác nghe đi, cái con nhỏ kia nó trả lời máy của bố mày thế nào ?
       -Dạ, cô ấy bảo: "Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được".

                -3.Cái tôi mỗi người quá lớn
Cái tôi quá lớn thường đưa đến bảo thủ, độc đoán hoặc gia trưởng và cố chấp...ngay cả chuyện ghen tương cũng vậy.
-Cái tôi quá lớn thường không hoán cải được mình và dễ gây xung đột với người khác.
-Cái tôi quá lớn thường không ai chịu nhịn ai.

                -4.Không chấp nhận sự khác biệt
                      "Đàn ông đôi khi mang giày không cần mang vớ
                        Đàn bà đôi khi mang vớ không cần mang giày. "
Một người nam, người nữ, khác nhau là chuyện đương nhiên. Ai cũng có thời gian tìm hiểu, nếu không chấp nhận sự khác biệt, chắc chắn sẽ xảy ra xung đột...
-Sự khác nhau làm cho đời sống HN trở nên thú vị, người này có thể bổ sung cho người kia.
-Đừng bắt buộc người yêu mình phải giống mình hoàn toàn.
-Ai độc đoán và nguyên tắc với người mình yêu, người đó trở thành một tay độc ác.

                -5.Thiếu sự nhường nhịn, thiếu sự tha thứ
"Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,
Không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,
Không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,
Không nóng giận, không nuôi hận thù,
Không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.
Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả"( I Cr 13,4-7 ).

Có thời gian có thể giải thích thêm dụ ngôn: Mt 18,23-35 v  25,14-30.

C1: Hai người cải nhau "Chiến tranh là gì ?", cãi mãi không xong...Bỗng nhiên đứa con la lên : "Ô, con biết chiến tranh là gì rồi !"

C2: Kể chuyện con chuột nhắc và lò sưởi... (Chuyện cha Sở giảng đám cưới).

                -6.Thiếu tin tưởng, thiếu tế nhị.
C1: Một anh chàng tâm sự với bạn :
       -Tớ vừa được tăng lương, mà không biết làm thế nào. Nếu không nói với vợ, thì chắc chắn cô ấy sẽ tiếp tục cằn nhằn rằng tớ là đồ ngu nên không được tăng lương.
       -Thế thì cậu hãy nói với cô ấy !
       -Không đời nào, tớ chưa ngu đến mức ấy !  

C2:  -Vợ chồng Giám đốc tại sao lại giận nhau như thế nhỉ ?
       -À, vì bà vợ ông vừa hỏi xin 10 triệu đồng để đi sửa môi, thì ông ta đã móc ra 100 triệu đồng bảo bà làm lại cả khuôn mặt.

              -7.Hiểu lầm
C1: Cu Tí khoe với bố :
       -Con biết tên chú hàng xóm mới chuyển đến rồi !
       -Chú ấy tên là gì ?
       -Dạ, tên Qủy bố ạ !
       -Sao tên lạ thế ?
       -Hôm qua, lúc bố đi làm, chú ấy sang chơi.Con ở ngoài sân nghe mẹ nói: "Cái anh quỷ này, làm người ta đau !"

C2: Hiểu lầm thì nhiều chuyện để hiều lầm, chứ không phải chỉ là chuyện ghen tương... VD: Người chồng không may bị mất tiền, người vợ cứ tưởng là đem cho ai...

                -8.Bê tha : Rượu chè, cờ bạc
            Sáu nguyên nhân gây tổn hại hạnh phúc gia đình : Đam mê rượu chè; Cờ bạc; Phóng đãng; Kỹ nhạc; Kết bạn người không tốt; Biếng lười.  
              *"Sáng xỉn, chiều say, tối sững sờ/ Khó lòng mà dạy được con thơ".
              *"Đi khắp thế gian không ai thương chồng bằng vợ/ Uống rượu bia vào, không ai chửi vợ bằng chồng".

C1: Đêm khuya một anh chàng từ chung cư vội vàng chạy ra, rồi khệch khưỡng đi trên phố. Viên cảnh sát chặn anh ta lại hỏi: "Anh đi đâu ?". Anh chàng khề khà đáp :
       -Tôi đi nghe thuyết giảng về rượu.
       -Vào lúc 2 giờ sáng thế này, ai thuyết giảng cho anh ?
       -Vợ tôi và mẹ tôi.
Viên cảnh sát lại tiếp tục hỏi :
      -Vậy thì đêm khuya, anh mò vào nhà người khác để làm gì ?
      -Chung cư mới xây, toàn là nhà giống nhau, tôi say quá nên vào nhầm nhà.
      - Thế tại sao anh lại bỏ chạy khi trông thấy một bà bước ra ?
      -À, tôi tưởng bà ấy là vợ tôi !

C2: Chồng: Anh rất là vất vả mới kiếm được đồng tiền về nhà, sao em lại có thể tiêu hết sạch trơn một cách nhẹ nhàng như vậy ?
     Vợ: Làm gì được nhẹ nhàng, thật ra lúc tiêu số tiền đó em rất căng thẳng.
      Chồng: Vậy à ? Thế mà anh lại trách nhầm em, nhưng rốt cuộc em đã dùng nó cho việc gì vậy ?
       Vợ: Đánh bài !

C3: Ông chồng say lần đầu nửa đêm bò về nhà, lần dò mở cửa phòng ngủ rồi làu bàu với vợ:
         -Anh về rồi đây, em hãy bắt đầu quát mắng đi, chứ để phòng tối đen thế này anh không tài nào tìm ra giường được !
Vài ba bửa sau, gần sáng chồng khật khưỡng về nhà, vợ mở cửa đay nghiến :
       -Tôi đã dặn ông bao nhiêu lần là không được uống quá 2 ly và về nhà trước 10 giờ đêm.
        -Ôi xin lỗi bà, tôi cứ hay bị nhầm lẫn giữa hai con số này.
Chứng nào tật nấy, khoảng một tuần sau, chồng lại đi nhậu về khuya, cửa nhà trên bị đóng và khóa chặt nên anh ta phải đi ra phía nhà sau bếp và vào chuồng heo để ngủ, "quá đả" đến khi hơi tỉnh tỉnh đưa tay quờ quạng ôm lấy bụng heo và nói :
        -Em ơi ! Bửa nay sao em nhiều vú quá vậy...

C4: Sau khi tỉnh rượu, bị vợ cằn nhằn, anh ta liền nói :
       -Người ta bảo anh đi Mộ đức mà anh đâu có đi, anh cứ đòi đi Sơn Trạch. Thế là có thằng bạn tới cụng ly và đòi uống hết luôn, vì đi Sơn Trạch là sạch trơn. Từ nay anh chỉ nhậu khi vui nhất và buồn nhất thôi. Có trời chứng giám, anh xin hứa như vậy.
Người vợ vui mừng lắm :
       -Nếu được như vậy thì còn gì bằng. Nhưng khi nào anh vui nhất và khi nào anh buồn nhất ?
       -Anh vui nhất là khi ở gần em, và buồn nhất là khi xa em.

                -9.Kinh tế khó khăn

"Bức sốt, nhưng mình vẫn áo bông
Tưởng rằng ốm dậy, hóa ra không
Một tuồng rách rưới con như bố,
Ba chữ ngêu ngao vợ chán chồng
Đất biết bao giờ xoay vận mệnh,
Trời đày cho bỏ lúc chơi ngông
Gần chùa gần cảnh ta tu quách,
Cửa Phật quanh năm vẫn áo sồng."

Các bạn biết bài thơ đó là của ai không ?
Nhiều lúc thiếu tiền rồi vợ chồng cũng gây lộn nhau phải không ?

Ca dao VN có câu:"Đói no có thiếp có chàng/ Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình". Tuy nhiên,
Trong thực tế tôi thấy: Có những gia đình, có những cặp vợ chồng giàu có nhưng không có hạnh phúc. Trái lại, có những đôi vợ chồng nghèo nhưng họ lại sống rất hạnh phúc, rất ngọt ngào với nhau.

Người ta thường nói: "Yêu nhau, trước tiên phải qua đường bao tử"... Có người tưởng nói như vậy là hay, là đúng.Thật ra khi sống đời hôn nhân, có những vấn đề thẳm sâu hơn nhiều, chứ không phải chỉ là miếng ăn, chỉ là vấn đề kinh tế.
Cần nhớ lời Chúa GS: "Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời từ miệng TC phán ra".

-Đừng sống ảo tưởng, phải biết yêu lao động. Việc gia đình không bao giờ hết.
-Siêng năng làm việc, gánh vác công việc cho nhau.
-Lấy lao động làm niềm vui.
-Luôn luôn vui vẻ, ngọt ngào với nhau cho dù có vất vả nặng nhọc.
-Xin Chúa đừng để cho mình bị thất nghiệp, đừng xin Chúa cho mình được ở không an nhàn.

                -10.Không kiên vững trong đời sống đức tin.
Người vợ siêng năng đi nhà thờ, sốt sắng đạo đức, ngược lại, người chồng không chú tâm đến việc đạo đức, hời hợt, khô khan...Hoặc có khi cả vợ và chồng lo làm ăn quá mà bỏ bê đời sống tinh thần... Chưa kể đến chuyện mê tín dị đoan ( trái với giáo huấn của Hội Thánh ) do ảnh hưởng bởi văn hóa Tàu ăn sâu vào não trạng con người.

Có người nói rằng: "Giữ đạo tại tâm..." Nói vậy họ tưởng là đúng. Họ không nhớ lời Chúa GS: "Ai xưng Ta trước mặt thiên hạ thì Ta cũng xưng họ trước mặt Cha Ta ở trên trời, ai chối Ta..."

Cũng có người cho rằng: "Đạo nào cũng tốt, miễn sao ta sống tốt là được". Họ cứ tưởng nói như vậy là đúng. Xin thưa, không có đạo cũng phải sống tốt vậy. Vấn đề đặt ra là...sinh ra ở đời này và chết đi ta sẽ về đâu ?...Ai có quyền phán xét, ai có quyền trên cả sự sống và sự chết của mình ?

Cũng có người cho rằng: "Tin đạo, chứ không tin người có đạo". Vấn đề này lại càng sai ghê gớm vì nếu một đạo không có những con người có đạo thì đạo ấy chẳng tồn tại...

Vẫn còn những người Công giáo tin theo số mệnh, tuổi tác...tuổi con này, con kia...

Nói gì thì nói, nhưng đừng để xảy ra bi kịch ( ly hôn, ly dị )...Bi kịch để lại hậu quả nghiêm trọng lắm. Chính vì vậy nên Thánh Phaolo đã nói rằng "Hãy chịu đựng lẫn nhau".

            b.Hậu quả : Đọc hai chứng từ nói về sự đổ vỡ của HN.

      4. Biện pháp khắc phục : ( Giải thích và dẫn thêm chuyện )
            1a. Biết kìm hãm tính nóng nảy, tránh phản ứng vội vàng. Hiểu nhau, tin tưởng nhau để sống. Đón nhận sự khác biệt nhau để sống với nhau. "Cái tôi" của mỗi người cần phải nhỏ lại.
               2a. Nên nói với nhau những lời ngọt ngào. Không nên nói hay làm điều gì khiến người khác phải khổ tâm. Cố gắng giữ cho tình cảm vợ chồng không bị sứt mẻ.
                3a. Khi tranh cãi, đừng vì tự ái mà trở nên cố chấp. "Bên căng thì bên phải chùng/ Hai bên căng thẳng thì cùng đứt dây."
                4a. Sau khi tranh cãi, xung đột, vợ chồng cần tìm cách làm hòa ngay. Đừng để bầu khí lạnh lùng kéo dài, chỉ gây thêm đau khổ mà thôi.
               5a.Vợ chồng cần giúp nhau nhìn ra những sai sót với tất cả tấm lòng khoan dung và nhân hậu, không lên án, không đả kích, không miệt thị, không đổ lỗi cho nhau.
                6a. Không tiếp tục tranh cãi khi thấy có biểu hiện sắp xảy ra xung đột. Nếu không dằn được cơn giận, tốt nhất nên tránh mặt, im lặng chờ cơn giận qua đi, sau đó sẽ ổn.
                7a. Khi gặp khó khăn về kinh tế đừng nản lòng. Vợ chồng nên bàn bạc để tìm cách vực dậy. Đừng để đồng tiền cướp đi tình yêu vợ chồng dành cho nhau.
                 8a. Khi đứng trước những quyết định quan trọng vợ chồng cần hỏi ý nhau, cân nhắc vấn đề kỷ lưỡng và nhất là tôn trọng ý kiến của nhau. Cố gắng để có thể đi đến một quyết định chung.
                9a. Đôi bạn với nhau phải biết trình bày khía cạnh tích cực, tốt đẹp của HNCG, làm chứng cho sự hiện diện của Hội Thánh bằng cuộc sống gia đình mỗi ngày.
               10a. Mỗi người phải có thiện chí cầu nguyện, xin Chúa soi sáng, hướng dẫn để có cách giải quyết ổn thỏa. Cầu xin cho gia đình được đầm ấm, hạnh phúc.

       5.Phần chia sẻ thêm :
-Hãy là đồng minh, đừng là đối thủ. Trong một mái nhà có hai đối thủ luôn cạnh tranh nhau thì đâu có thể gọi là vợ chồng được.
-Đừng biến gia đình thành một địa ngục. Gia đình thành địa ngục khi xung đột và bất hòa không khắc phục được, không khí trở nên ngột ngạc khó chịu.
- Một bửa cơm :
     *Nếu trước đó có điều gì phật lòng nhau thì bửa cơm dù với những món cao lương mỹ vị cũng không còn ngon nữa.
       *Nếu gia đình vui vẻ hòa thuận thì bửa cơm đó xem như đã ngon hơn một nửa rồi.
       *Đi làm về thấy vợ mình vui vẻ ngọt ngào, dù có mệt mấy cũng bớt mệt.

-Đứng dang 2 tay ra, mỗi người đều là một thập giá, cho nên: Anh là thập giá của chị, chị là thập giá của anh - Nếu chúng ta yêu nhau thật sự, biết "chịu đựng lẫn nhau" thì thập giá sẽ biến thành Thánh giá.
-Có chuyện kể: Một người nọ khi hoàn cảnh khó khăn chồng chất, anh ta than rằng: Thập giá mình vác nặng quá và xin Chúa cho đổi thập giá khác. Chúa dẫn anh ta vào một kho đựng thập giá: bằng đồng, bằng sắt, bằng chì, bằng kẽm...Anh ta đi lòng vòng tha hồ lựa chọn, nhấc lên vai cây nào cũng thấy nặng. Cuối cùng, anh ta chọn lấy cây thập giá nhẹ nhất. Nhìn kỉ mới biết đó là cây thập giá anh ta vác vào lúc nảy vừa mới bỏ xuống.
Chúa không để sự gì vượt quá sức ta yếu đuối.

Một chứng từ : "Khi chúng tôi cùng nhau thề hứa yêu nhau và trung tín với nhau - trước mặt TC và trước mặt Giáo Hội - thì cuộc kết hôn của chúng tôi trở thành Bí tích. Chính BT Hôn phối ban cho chúng tôi ơn thánh và sức mạnh để sống lứa đôi. Cuộc sống vợ chồng không phải là cái ách cái gông mang vào cổ, mà là niềm hạnh phúc chia đôi."

III. Kết luận :
Chúa nhìn ngắm tình yêu của đôi bạn, cũng như cha mẹ nhìn ngắm tình yêu của con cái mình. Nếu con cái mình hạnh phúc bên nhau thì cha mẹ cũng cảm thấy hạnh phúc. Nếu có vấn đề gì đó, con cái đau khổ một thì cha mẹ đau khổ mười. Làm cha làm mẹ ai cũng muốn cho con mình có một đời sống HN tốt đẹp. TC là cha, Ngài cũng vậy.

Với thời gian ngắn ngủi, chúng ta không thể nói hết đề tài quan trọng này. Nhưng hy vọng rằng những gì chúng ta sẻ chia trong buổi gặp gỡ hôm nay sẽ còn đọng lại trong lòng các bạn. Nguyện xin Chúa thương chúc lành cho các bạn và đời sống HN của các bạn.