Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Thân tôi là gốm

 Tôi cũng như gốm vậy. Người Thợ nắn ra và muốn đặt để đâu tùy Người. Khi tôi đứng hoặc nằm ở một vị trí nào đó, ai thích thì ngắm, ai phải lòng thì mê. Tôi biết thân tôi. Khi tôi bước chân vào đời có nhiều người quen biết, nhưng đến hôm nay tôi chỉ có một người, người ấy đã gắn bó và trở nên máu thịt trong tôi. Người ấy không giống tôi hoàn toàn, người ấy và tôi vẫn có những điểm khác biệt nhau, nhưng những cái khác biệt đó làm cho đời sống hôn nhân của chúng tôi trở nên thú vị hơn, đúng như lời Kinh Thánh đã diễn đạt : "Cả hai nên một" - không những chỉ nói đơn thuần vậy mà còn nói : "Cả hai nên một xương một thịt"( St 2,24 ), vì chúng tôi quảng đại biết đón nhận những cái khác nhau để sống hòa hợp, yêu thương rồi bổ sung cho nhau. Không ai độc đoán với ai cả.  Thật diệu kỳ !
Thân tôi là gốm cơ mà ! Gốm thì dễ vỡ nhưng nếu ta biết yêu quý, biết giữ gìn thì nó vẫn tồn tại. Sản phẩm từ tay Người Thợ làm ra thì nó chấp nhận với số phận của nó, chứ không đòi hỏi gì, miễn sao nó hiến dâng cho đời vẻ đẹp để người khác chiêm ngắm và có một chút gì đó rung động hòa cùng vẻ đẹp thiên nhiên, với ngoại cảnh xung quanh.
Thân tôi là gốm, tôi được một Người Thợ làm ra. Nguyên liệu chính trong tôi là đất nên tôi biết rằng sau này tôi cũng sẽ trở về với bụi đất. Hình như Thánh Phao lô đã có nói...
Qủa thật gốm cũng quý lắm, vì gốm này giống hình ảnh Thiên Chúa, gốm này có bản chất là sự thiện, gốm này có tình yêu nên gốm này cũng rất hãnh diện và tự hào.
Nếu từ loài khỉ loài vượn mà ra mà không nhận biết mình là gốm thì tôi chẳng tự hào gì, vì như thế là tôi tự hạ thấp giá trị con người mình - Người Thợ làm ra chúng ta cũng sẽ buồn lắm. Cái khoa học tiến hóa ấy đã bịt mắt không cho ta nhìn thấy được Người Thợ Gốm, có thể dẫn đưa chúng ta đến trạng thái vô thần. Mà vô thần thì còn ý nghĩa gì trên đời này nữa.
Thân tôi là gốm. Tôi còn nhớ : Người Thầy, Người Thợ khi tạo dựng nên tôi, Người còn "thổi hơi" vào trong tôi để ban sự sống và linh hồn cho tôi. Như thế thì tôi giá trị lắm chứ !
Thân tôi là gốm. Tôi không thể quên rằng một Người Thợ đã làm nên tôi, nhưng bên cạnh tôi có hàng tỉ sản phẩm khác là những thân gốm, và gốm ấy làm nên một nhân loại sống trọn trong yêu thương của Người Thợ đã làm ra nó. Và tôi cũng không tránh khỏi những băn khoăn :

"Trước tôi ai đã là tôi,
Sau tôi bây giờ ai lại là tôi?"
"Tôi vẫn còn đây hay ở đâu,
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?"
                   ( Hàn Mặc Tử )
Thời gian trôi qua, gốm rất dễ vỡ. Tôi biết thân phận này, mặc dù tôi có vẻ đẹp để cho người khác chiêm ngắm. Gốm dễ vỡ, nhưng nếu ta biết nâng niu, trân trọng nó thì qua thời gian dù có bị bụi bặm đeo bám nó vẫn có nét đẹp, chất liệu và hồn của gốm cũng không thể phai mờ.
Thân gốm trong tình trạng diễm phúc sơ khai thuở ban đầu, nay đã đánh mất. Nếu Người thợ gốm không yêu ta thì Người cũng thả lỏng, Người chẳng thèm quan tâm gì đến ta nữa. Nhưng không,Người đã yêu ta, vì Người đã tạo dựng nên ta. Có ai sanh ra đứa con rồi lại không yêu nó đâu, cho dù đứa con đó đẹp hay xấu.
Thân gốm này mỏng manh yếu đuối, nhưng được Người Thợ phú bẩm cho khả năng nhận biết mình nên đã tự nhũ rằng :

Nếu biết dương trần là chốn trọ,
Tham lam danh lợi để làm chi
Một mai đi đến nơi phần mộ,
Thử hỏi rằng ta mang được gì ?
                            ( JB.ST )
Nói thế thôi, tôi được diễm phúc và vinh dự lớn vì Người Thợ làm nên tôi đã cứu lấy tôi. Thế là gốm không bị hư mất vì gốm được Cứu chuộc. Cuộc đời gốm khi nhắm mắt xuôi tay thì đâu mang theo được gì, nhưng gốm vẫn còn trong ý nghĩa sống thiên thu vì gốm đã được Cứu chuộc. Gốm không bị rơi vào vực thẳm của hư vô. Đúng như lời Ngôn sứ Isaia : "Chúa là Cha chúng con, chúng con là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm, tất cả chúng con đều do tay Chúa làm nên"( Is 64,7 ).
Tôi cảm ơn NGƯỜI THỢ đã làm nên tôi. Làm nên tôi và mang theo cả một sứ mệnh và tôi nên giống hình ảnh Người. Người mang tôi vào cuộc đời, người đặt để tôi giữa cuộc đời. Tôi hiện diện giữa gian trần với bao vẻ đẹp xung quanh, tôi âm thầm trao tặng chính thân mình như Người tạo dựng nên tôi đã trao tặng.

JB.SĨ TRỌNG.
Mùa Chay 2019.


DÀN Ý BÀI NÓI CHUYỆN

Chủ đề : "Nghệ thuật làm dâu, rễ. Trọng trách của người chồng, người vợ."

Đọc TM theo T. Macco : Mc 1,29-31.
     
I. Nghệ thuật làm dâu , rễ :
     Vài câu chuyện vui : VN mình có những câu chuyện khá ngộ nghĩnh...
     *C1: Có một đôi trai gái trong thời gian tìm hiểu nhau. Một hôm, nàng mời chàng về nhà mình để giới thiệu với bố mẹ. Hôm sau, chàng ăn mặc chỉnh tề : complet, cà-vạt đến nhà nàng. Sau khi chào hỏi bố mẹ cô gái, anh ta huyênh hoang :
          -Cháu hiện nay đang là SV trường luật, sau này 2 bác có ly dị thì cứ nhờ cháu giải quyết cho.
Vừa ngồi xuống ghế anh ta vừa nhìn quanh và nói :
           -Chà, nhà mình làm toàn bằng gỗ tốt bác nhỉ, lúc cháy là phải to lắm đây.
Trong khi trò chuyện, ông bố vợ tương lai có ý nhờ quan tâm đến con gái ông khi đã thành vợ chồng. Anh ta đáp :   
          -Bác cứ yên tâm, sau khi lấy cô ấy về, cháu sẽ cho cô ấy ăn suốt ngày, ăn cho đến khi vỡ bụng mà chết thôi.
Trong bửa cơm thân mật với gia đình nàng, thấy chàng trai uống nhiều rượu quá, ông bố cô gái khuyên giải, anh ta liền bảo :
        -Bác cứ yên tâm, riêng rượu thì bác cứ phải gọi cháu bằng "cụ".
Trên đường về nhà nhớ ra là để quên chiếc mũ, anh ta liền quay lại nhà cô gái. Vào nhà nhìn thấy cái mũ anh ta reo lên :
             -May quá, thế mà mình cứ tưởng mất.
Ông bố cô gái nhã nhặn : - Anh phải mất công quay lại làm gì, lúc khác lại chơi thì lấy về.
Lập tức anh ta kết luận một câu xanh rờn :
             -Thời buổi này không thể tin ai được bác ạ !
Lúc ra tới cửa anh ta bị con chó nhảy xổng lên chực cắn, anh ta liền vung mũ và quát :
             -Tao thách cả nhà mày cắn tao đấy !

      *C2: Có anh chàng kia tính rất khù khờ. Biết thế nên trước khi anh ta đi làm rễ, mẹ anh ta đã đinh ninh dặn dò :
             -Thấy bố vợ làm gì thì con phải làm theo, chớ đừng hếch mặt lên mà nhìn, người ta cười cho nghe không ?
Nhớ lời mẹ dặn, một hôm bố vợ đang cuốc đất, anh ta chạy lại đỡ lấy cuốc và nói : -Thầy để con làm cho.
Ông bố vợ vui vẻ trao cuốc cho anh rồi đi trồng chuối. Thấy thế anh ta lại chạy theo và bảo "để con làm cho".
Lần này ông bố vợ không nói gì cả, bỏ đi đốn tre. Anh ta lại chạy theo giật lấy dao. Bực mình vì anh con rễ giành mất việc mà chẳng làm xong được việc gì, ông ta bỏ về nhà. Dọc đường cái khăn bịt đầu vướng phải cành tre, ông ta cũng không buồn nhặt, cứ thế mà đi. Anh con rễ không có khăn cũng vội cởi ngay áo treo lên cành tre, rồi tất tả chạy theo bố về.
Về tới nhà, ông ta hầm hầm chạy vào buồng vợ sinh sự với vợ :
            -Đồ ngu ! Chọn thế nào mà lại vớ phải một thằng rễ điên. Sáng nay chẳng làm được việc gì với nó cả !
Hai vợ chồng cãi nhau rồi ông ta đạp cho vợ một đạp.
Vừa lúc đó anh rễ chạy về, thấy thế cũng co cẳng đạp cho mẹ vợ thêm một đạp nữa ngã lăn kềnh.
 
GV hỏi có ai làm rễ mà như vậy không ? ( Vậy phải làm rễ như thế nào ? ) - Phải làm rễ như Thánh Phêro và Chúa GS, làm dâu như bà mẹ vợ ông Simon ( trong câu chuyện Tin Mừng chúng ta vừa nghe - GV giải thích thêm... ). Gọi Chúa GS là "rễ" có đúng không ? Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện trong Tin Mừng: 5 cô khờ dại vạ 5 cô khôn ngoan cầm đèn đi đón chàng rễ..."Chàng rễ" ở đây có phải là Chúa không nào ? vậy ta gọi Chúa GS là rễ thì đâu có sai ?
     1.Đón nhận :
        -Đón nhận tình trạng thực tế của gia đình.
        -Đón nhận sự khác biệt.
Phải có thái độ như thế nào ?
             .Đối xử tế nhị để đừng làm mất đi cái cốt lỏi của đời sống đức tin.
          .Đón nhận  để được hòa nhập, để được tôn trọng và yêu thương, không phải là để đánh mất mình.
            
     2.Yêu thương :
        -Yêu thương các bậc sinh thành, các thành viên trong gia đình, xem cha mẹ vợ hoặc chồng như cha mẹ mình.
        -Yêu thương với tất cả tấm lòng chân thành. Con cái phải có lòng hiếu thảo với cha mẹ. Thấy việc gì làm được thì làm, việc gì giúp đỡ được cha mẹ thì giúp đỡ...
     3.Phục vụ :
        -Phục vụ như Chúa GS đã phục vụ.
        -Đừng e ngại, đừng sợ vất vả ( Không ngại khó )
        -Tận tình, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
       -Nên đi bước trước. Đọc trước ý muốn và tự nguyện. Sẵn sàng đi bước trước để tỏ ra sự quan tâm, đừng để đề nghị rồi mới làm.

II. Trọng trách của người chồng, người vợ :
     1. Vai trò :
        a.Chồng : Người Lãnh đạo ( trụ cột gia đình ).
           -Chịu trách nhiệm làm đầu.
           -Gánh vác công việc nặng nhọc.
        b.Vợ : Trợ tá đắc lực.
           -Giúp chồng thực hiện công việc.
           -Quán xuyến công việc gia đình.
        c.Cả hai : Cả 2 đều là điểm tựa.
           -Cùng gánh vác công việc cho nhau.
           -Thời đại ngày nay, không nên quá phân biệt việc đàn ông đàn bà.
         -Điều dễ thấy : Đàn ông lo việc tổng quát, đàn bà thường lo việc chi tiết. Cả hai bổ sung cho nhau.
           -Không nên đặt ra nguyên tắc, vì quá "nguyên tắc" thì không còn tình yêu nữa.

     2. Trọng trách của người chồng, người vợ :
        a.Đối với cha mẹ :
           -Xem cha mẹ vợ ( chồng ) như là cha mẹ ruột đã sinh ra mình vậy ( Điều này đã nói ở phần trên ).
           -Phải biết quan tâm giúp đỡ cha mẹ.
           -Phải có ý thức phục vụ như Chúa GS đã phục vụ :
             .Sẵn sàng giúp đỡ người khác.
             .Đừng ngại khó
             .Đọc trước ý muốn để tự nguyện đi bước trước.
             .Cho đi không cần tính toán ( PV với tinh thần vô vị lợi ).
        b.Đối với con cái : Việc giáo dục đặt lên hàng đầu.
           -Nêu 6 mục tiêu theo sách GL trình bày.
           -Nêu thêm 10 điểm cần lưu ý sau :
                1,Dành thì giờ để đối thoại với con.
                2,Cố gắng tạo quan hệ tình cảm sâu sắc với con
                3,Phải làm cho con tin tưởng nơi mình.
                4,Đồng hành với con trong cuộc sống.
                5,Tôn trọng phẩm giá của con, giúp con ươm mầm ước mơ đúng đắn.
                6,Rèn tính tự lập cho con.
                7,Giúp con có ý thức trách nhiệm từ việc nhỏ đến việc lớn.
                8,Đừng kỳ vọng về con quá mức.
                9,Luôn bồi dưỡng đức tin cho con.
                10,Động viên, khích lệ đúng hướng, giúp con có ý thức vươn lên, sống có niềm tin, có lý tưởng.
        c.Đối với cộng đồng, giáo xứ : Cần nhắc nhở nhau sống đạo, tham gia các hoạt động từ thiện, tích cực đóng góp để xây dựng giáo xứ.
          d.Vợ chồng đối với nhau :
           -Biết quan tâm, chia sẻ, gánh vác công việc cho nhau. "Thấy yếu đuối của người yêu thì cố gắng gánh vác, thấy khả năng người yêu thì tế nhị khơi dậy".
           -Cùng có trách nhiệm với nhau.
           -Người chồng biết ga-lăng một chút để người vợ cảm thấy vui và đỡ buồn, đỡ tủi.
           -Sẵn sàng trong quan hệ chăn gối ( Người ta thường gọi đây là diều khó nói ).
( Hỏi HV: Đời sống HN có cần sự lãng mạn không ? )
Kể vài câu chuyện :
    *C1: Chồng đang đọc báo quay sang hỏi vợ :
           -Báo chí cho biết hút thuốc lá nhiều có hại !
           -Vậy đừng hút nữa.
           -Báo cũng nói "uống rượu" không tốt.
           -Vậy anh đừng uống nữa !
           -Báo còn nói cần tiết độ trong đời sống vợ chồng.
           -Vậy thì đừng đọc báo nữa !

    *C2: Bà mẹ vào phòng đọc chuyện cổ tích cho con trai mới lên 3 tuổi để nó dễ ngủ. Một lúc sau, từ bên ngoài ông bố hỏi khe khẽ :
           -Thế nào, ngủ chưa ?
Cậu bé cũng trả lời khe khẽ :
           -Mẹ ngủ lâu rồi ?

      *C3: Nếu còn thì giờ, kể thêm câu chuyện về Nữ hoàng Êlizabet.

. Tính dục trong hôn nhân là quà tặng của TC ( Tính dục là quà tặng của TC dành cho con người sống đời HN ).
. Vợ chồng cần nắm rõ những nhu cầu của nhau
. Đừng từ chối nhau (I Cr 7,3-5 ).
    -"Chồng hãy làm tròn bổn phận đối với vợ và vợ đối với chồng cũng vậy".
     -"Vợ chồng đừng từ chối nhau trừ phi 2 người đồng ý sống như vậy trong một thời gian".

III. Kết luận :

     - "Bạn có thể làm gì để xây dựng hòa bình thế giới ? Hãy về nhà và yêu thương gia đình của mình ( Mẹ Teresa Calcutta ).
     - "Hãy diễn tả đời sống HN bằng sự tốt lành của Chúa" - Đó là câu nói của Mẹ Teresa Calcutta.
       Sự tốt lành của Chúa là gì ? ( Chắc ai cũng biết, không cần phải nói ra )
          .Chúa GS có dễ thông cảm và thương xót người khác không ?
          .Chúa GS có hiền lành không ?
          .Chúa GS có khiêm nhượng không ?
          .Chúa GS có nhẫn nhục không ?
          .Chúa GS có yêu người không ?
          .Chúa GS có tha thứ không ? 
          .Chúa GS có quãng đại không ?
          .Chúa GS có yêu thương người tội lỗi không ?
          .Chúa GS có hy sinh không ?
          .Chúa GS có phục vụ không ?
          .Chúa GS có gần gũi với mọi người không ?
          .Chúa GS có chịu đựng những khó khăn vất vả không ?
        .Chúa nói mà Chúa có làm không ?( Lời nói đi đôi với việc làm )
          ......
       - ĐTC Fancis nói rằng : "Tình yêu và sự dịu dàng của Chúa GS luôn đi trước chúng ta".
        - Các bạn đừng bao giờ mong rằng sống đời HN là để hưởng thụ, để có được một cuộc sống hoàn toàn trên nhung lụa, khỏi cần phải lo gì cả, ai đói khát gì mặc kệ họ, miễn sao mình đầy đủ là được. No, nếu nghĩ như vậy là các bạn sai rồi đó. Đời sống HN là đời sống mà người chồng, người vợ cùng cộng tác với nhau để xây dựng hạnh phúc, cùng vượt qua những thử thách gian nan, những khó khăn vất vả, biết quan tâm chia sẻ đến mọi người.
          -"Đừng cố cân bằng giữa công việc và vui chơi. Thay vào đó hãy biến công việc thành niềm vui của bạn". Nếu các bạn muốn thành công.
           -Hãy siêng năn, cần mẫn. Xin tặng các bạn 5 chữ vàng : CHO NHAU, VÌ NHAU, VỚI NHAU, TRONG NHAU và TRONG CHÚA.
            -HN là con đường không hề dễ dàng. Tình yêu phải đủ lớn, phải sẵn lòng bao dung, chia sẻ và thấu cảm. Đủ điều kiện mới mong nắm tay nhau vượt qua bao thác ghềnh của cuộc đời. Yêu còn vơi cạn, cưới chỉ để cưới với người ta thì khổ mình, khổ cả cha mẹ. Con khổ một, cha mẹ khổ mười.
 


2 nhận xét:

  1. Cảm ơn Mai Tín đã ghé thăm và đọc bài của Thầy trên blog này. Ước mong M.Tín chia sẻ, góp ý để Thầy nhận biết mình, sửa chữa và viết được tốt hơn. Chân thành cảm ơn M.Tín !

    Trả lờiXóa