Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Trân trọng sự phức tạp của cuộc sống

 Honoring Life’s complexity
Trong một bài giảng mới đây, tôi có nêu lên việc Chúa Giêsu gây sốc về cả hai khả năng, khả năng vui hưởng trọn vẹn cuộc sống và khả năng buông bỏ chính cuộc sống đó.
Trong một buổi tiệc sang trọng, có một phụ nữ dùng dầu thơm lau chân Ngài với tất cả lòng thương mến, chủ nhà tỏ ra khó chịu nhưng Ngài nói cho ông biết, Ngài vui hưởng giây phút này mà không thấy có gì là tội, và Ngài cũng đã nói với họ, bí quyết sâu đậm nhất của đời sống là từ bỏ hoàn toàn trong sự tự hiến, không vương vấn ích kỷ nghĩ cho bản thân mình.
Sau bài giảng, một thanh niên đến gặp tôi và chất vấn về điểm đầu tiên: Làm sao Chúa Giêsu lại buông mình để hưởng thụ và hoan lạc như vậy? Tôi trả lời: Chính ở cái phần kia, phần năng lực từ bỏ đã làm cho Ngài làm được như vậy. Cả hai điều này dựa lẫn nhau, như hai chiếc cánh vậy. Chúa Giêsu có một năng lực đáng kinh ngạc để vui hưởng cuộc sống vì Ngài cũng mang trong mình một năng lực đáng kinh ngạc như vậy, từ bỏ chính đời sống đó. Và điều này cũng đúng với những khía cạnh khác trong đời sống và sứ vụ của Ngài: Chúa có thể lên án tội lỗi, nhưng lại thương tội nhân; cực kỳ chân tình với những người theo Ngài, nhưng cũng làm họ sốc khi thấy tình thương lớn lao Ngài dành cho những người không thuộc nhóm này; và Ngài có thể làm mọi chuyện với một mức độ tự do tối thượng mà chưa từng một ai có được, và Ngài hiểu Ngài không làm điều gì cho chính bản thân Ngài.
Và dạng phức tạp này, dạng năng lực kéo những thứ tương phản lại với nhau trong một áp lực lành mạnh, là một trong những dấu chỉ của sự cao cả vĩ đại. Các vĩ nhân làm đúng như vậy. Tôi xin đưa ra vài ví dụ:
...Các tác phẩm của Pierre Teilhard de Chardin tiếp tục gây cảm hứng theo kiểu phân chia này cũng vì một lẽ tương tự. Ông có năng lực để cùng lúc kéo lại với nhau hai tình yêu gần như đối nghịch nhau. Ông nói là ông được sinh ra với hai tình yêu nhạy cảm và không phai mờ được: Một tình yêu dành cho Thiên Chúa và nhận thức về một thế giới ngoài thế giới này mà ông chẳng bao giờ có thể phản bội, đồng thời ông cũng có một tình yêu ngang như thế dành cho thế giới vật chất với các vẻ đẹp và hiện thực của nó. Với ông, cả hai đều là những sự thể thực không chối bỏ, cả hai đều khiến ông kinh ngạc, và ông cố gắng để sống sao cho đừng phản bội bên nào, cho dù nó sẽ tạo ra áp lực trong đời sống của ông. Nhưng điều này lại mang lại cho tác phẩm của ông một chiều sâu hiếm có. Hầu hết các tác giả khác, thế tục hay tôn giáo, chỉ tôn trọng một trong hai cực này và phỉ báng cực kia.
...Thánh Augustine cũng cho chúng ta một ví dụ tương tự. Ngài viết hơn sáu ngàn trang bản thảo, trong những trang này, có những trang ngài đề cập đến những cảm xúc tiêu cực về tình dục, một kinh nghiệm đã giúp ngài trở lại; có những trang ngài nói đến những điều cốt lõi của hầu hết thần học chính thống phương Tây cho đến tận mười bảy thế kỷ sau. Ngài có thể chịu rất nhiều áp lực. Đáng buồn thay, chúng ta không được như ngài, thay vào đó chúng ta chỉ bốc và chọn cho mình những phần những mảnh suy tư của ngài để rồi làm tổn hại đến nhãn quan tổng thể của ngài.
Carlo Carretto, ngòi bút thiêng liêng người Ý vừa mới mất gần đây, cũng cho thấy ông có khả năng gắn kết những chân lý tưởng như đối nghịch nhau dưới áp lực. Thật hiếm khi được thấy trong cùng một con người kết hợp lòng mộ đạo với tinh thần bài đạo, trung thành mãnh liệt với giáo hội và phê phán giáo hội cũng mãnh liệt. Đối với ông, hai điều này dựa vào nhau. Mỗi một điều được lành mạnh là nhờ có điều kia hiện diện bên cạnh nó.
Những tư tưởng lớn và những con người vĩ đại trân trọng sự phức tạp một cách đúng đắn. Rõ ràng nhất là nơi Chúa Giêsu. Nơi Ngài là toàn bộ chân lý trong toàn bộ phức tạp của nó. Đáng tiếc thay, chúng ta, những môn đệ của Chúa Giêsu lại không xứng đáng với Ngài. Đó chính là lý do vì sao ngày nay lại có đến hàng trăm phái Kitô giáo khác nhau. Đó cũng là lý do vì sao có những phái tự do và bảo thủ cả trong giáo hội lẫn ngoài xã hội của chúng ta. Chúng ta cảm thấy dễ khi mang những những phần nho nhỏ của chân lý hơn là phải chịu áp lực để trung thành với toàn cảnh rộng lớn hơn của chân lý đó.
Nhưng sự đơn giản và trong sáng không phải lúc nào cũng là bạn hữu của chúng ta.
*
In a lecture recently, I made the point that Jesus shocked people equally in both his capacity to thoroughly enjoy his life and in his capacity to renounce it and give it up.
It was one and the same Jesus who, at a lavish supper with a woman at his feet bathing him in perfume and affection, could tell his uncomfortable hosts that he was thoroughly enjoying the moment without a trace of guilt and who could tell the same people that the deepest secret of life is to give it all up in self-sacrifice without a trace of thought for yourself.
After the lecture, a young man came up to me and questioned me about the first prong: How could Jesus give himself over to that kind of enjoyment and pleasure? My answer: Precisely because of the other part, his capacity to renounce. One relies on the other, like the two wings on an airplane. Jesus had a shocking capacity to enjoy life because he had an equally shocking capacity to give it up. That is also true of many other aspects of Jesus’ life and ministry: He could condemn sin, but love the sinner; be fiercely loyal to his own, even as he shocked them in his love of those outside their circle; and he could walk in the greatest freedom anyone has ever known, even as he acknowledged that he did nothing on his own.
And that kind of complexity, that kind of capacity to hold near opposites together in a healthy tension, is one of the marks of greatness. Great people do exactly that. Let me offer some examples:
...Pierre Teilhard de Chardin’s writings continue to inspire people across every type of divide for the same reason. He had the capacity to hold together, at one and the same time, two seemingly competing loves. He was born, he says, with two incurable loves and sensitivities: a love of God and a sense of the other world that he could never betray and an equal love for this physical world and its facticity and beauty. Both were undeniably real to him, both took his breath away, and he tried to live in a way so as to not betray either of them, despite the tension this created in his life. It gave his writings a rare depth. Most other writing, secular or religious, honors only one of those poles to the denigration of the other.
...St.Augustine offers another example. He wrote more than six thousand pages and, within those pages, he said things that have helped trigger anything from negative feelings about sex to forced religious conversions; but he also said things that laid the roots of most orthodox Western theology for the past seventeen hundred years. He was able to hold a lot of things in tension. Sadly, we are not his equal and instead pick and choose pieces of his thought to the detriment of his overall vision.
Carlo Carretto, the Italian spiritual writer who died recently, also stood out for his capacity to hold seemingly contrasting truths in tension. It is rare to see in the same person his particular combination of piety and iconoclasm, his fierce loyalty to the church and his strong criticism of it. For him, the two depended upon each other. One is healthy only because the other is also there.
Great minds and great persons properly honor complexity. Nowhere is this clearer than in Jesus. He carried all truth, in all its complexity. Unfortunately, we, his followers, are not up to the master. That’s why there hundreds of different Christian denominations today. That’s also why there are liberals and conservatives both in our churches and our society. We find it easier to carry smaller pieces of the truth than to carry the tension of being loyal to its bigger picture.
But simplicity and clarity aren’t always our friends. (Ronald Rolheiser)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét